6 nhiệm vụ để phục hồi và phát triển thị trường lao động

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ra Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%

Mục tiêu của chương trình là duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%.

Bên cạnh đó, Quyết định 1405 được ban hành để hỗ trợ người làm động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt hỗ trợ để thu hút người lao động ngoại tỉnh quay lại làm việc.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều người lao động, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía Nam giãn cách xã hội, bị mất việc.

Nhằm tạo việc làm tốt, thu nhập bền vững, cũng như đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động, Quyết định 1405 sẽ hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất an toàn. Đồng thời thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ kết nối cung – cầu lao động.

 
Quyết định nêu rõ những nhiệm vụ nhằm phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Quyết định nêu rõ 6 nhiệm vụ chính để phục hồi và phát triển thị trường lao động:

Thứ nhất, Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Bộ LĐTBXH đã chia hai nhóm lao động để hỗ trợ cụ thể: NHóm lao động ngoại tỉnh trở lại làm việc và nhóm lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Thứ hai, Bộ sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Bộ chủ trương hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian tới như: Đảm bảo các tiêu chí an toàn vệ sinh lao động, thực hiện các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động.

4 hướng giải pháp chính là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động để kịp thời cung ứng cho doanh nghiệp, hoặc vùng kinh tế trọng điểm; Nâng cao chất lượng nguồn cung lao động; Chuyển đổi số và dạy học trực tiếp trong giáo dục nghề nghiệp; Đầu tư vào các trường chất lượng cao.

Thứ tư, tổ chức kết nối cung – cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung – cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ.

Trong số này, nhiệm vụ kết nối cung – cầu lao động sẽ được thực hiện thông qua việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức, chuyên đề của các phiên; tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến trong vùng hoặc toàn quốc.

Thứ năm, sẽ phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Thứ sáu,  xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

7 việc địa phương phải thực hiện gấp

Về phía địa phương, Bộ LĐTBXH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở LĐTBXH thực hiện gấp 7 việc.

Một, xây dựng phương án với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phục hồi kinh tế, tạo việc làm.

Hai, nằm chắc nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; nhu cầu tìm việc cảu người lao động để tránh thiếu hụt cục bộ, nhất là thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán.

Phiên giao dịch việc làm để kết nối cung - cầu lao động.
Phiên giao dịch việc làm để kết nối cung - cầu lao động.

Ba, nghiên cứu chính sách giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động giữ chân người lao động để yên tâm làm việc.

Bốn, giới thiệu, tạo việc làm ổn định cho người lao động trở về từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm phía Nam.

Năm, tăng cường, đa dạng hóa hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm để kết nối cung – cầu lao động.

Sáu, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm.

Bảy, định kỳ trước ngày 15 tháng đầu tiên của Quý gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển thị trường lao động.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường lao động TPHCM năm 2021 ra sao?

NGỌC LÊ |

TPHCM - Năm 2021, Thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhiều giai đoạn đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế giảm sâu, thị trường lao động cũng ảnh hưởng nặng nề.

Thị trường lao động rộng mở, người lao động vẫn còn "e ngại"

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Ngày 26.11, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức "Phiên giao dịch việc làm trực tuyến - Khu vực ĐBSCL và các tỉnh lân cận - đợt 2" nhằm mở ra cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động hoặc tìm kiếm công việc mới.

Thị trường lao động phục hồi: Nhiều ngành nghề “hot” trỗi dậy

NHÓM PV |

Chiều 25.11, Báo Lao Động tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến “Ổn định thị trường lao động trong đại dịch: Cần nỗ lực từ nhiều phía”. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) quay trở lại sản xuất kinh doanh. Thị trường lao động “ấm” dần lên, nhiều ngành nghề đẩy mạnh tuyển dụng lao động phục vụ cho các đơn hàng dịp cuối năm.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường lao động TPHCM năm 2021 ra sao?

NGỌC LÊ |

TPHCM - Năm 2021, Thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhiều giai đoạn đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế giảm sâu, thị trường lao động cũng ảnh hưởng nặng nề.

Thị trường lao động rộng mở, người lao động vẫn còn "e ngại"

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Ngày 26.11, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.Cần Thơ phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức "Phiên giao dịch việc làm trực tuyến - Khu vực ĐBSCL và các tỉnh lân cận - đợt 2" nhằm mở ra cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động hoặc tìm kiếm công việc mới.

Thị trường lao động phục hồi: Nhiều ngành nghề “hot” trỗi dậy

NHÓM PV |

Chiều 25.11, Báo Lao Động tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến “Ổn định thị trường lao động trong đại dịch: Cần nỗ lực từ nhiều phía”. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) quay trở lại sản xuất kinh doanh. Thị trường lao động “ấm” dần lên, nhiều ngành nghề đẩy mạnh tuyển dụng lao động phục vụ cho các đơn hàng dịp cuối năm.