Không vệ sinh thường xuyên
Chỉ xả nước sau mỗi lần sử dụng không thể làm sạch được bồn cầu vì vi khuẩn còn sót lại sau khi đi vệ sinh sẽ tích tụ thành từng lớp và hình thành những mảng bám màu vàng.
Các mảng bám này sẽ luôn bám chặt lên bề mặt bồn cầu và lâu dài sẽ khiến cho bồn cầu bị ố vàng. Bên cạnh đó, việc dùng bàn cọ bén nhọn và lạm dụng hóa chất tẩy rửa bồn cầu sẽ vô tình phá hủy đo lớp men chống bám bụi, khiến cho bồn cầu nhanh bẩn hơn.
Đổ thức ăn dầu mỡ xuống bồn cầu
Nếu đổ thức ăn chứa dầu mỡ xuống bồn cầu và chỉ xả nước thì những vết dầu loang vẫn còn đọng lại và lâu dần sẽ hình thành cặn bám có màu vàng, làm cho bồn cầu bị ố.
Nguồn nước bị nhiễm phèn
Nguồn nước bị nhiễm phèn cũng là nguyên nhân khiến cho bồn cầu bị ố vàng.
Ban đầu, nước bị nhiễm phèn vẫn có sẽ có màu trong khi xả từ bể chứa. Tuy nhiên, chỉ sau khi xả nước khoảng 10 – 15 phút thì nước mới bắt đầu kết tủa khiến bồn cầu chuyển từ từ sang màu vàng gạch, vàng sậm.
Nguồn nước bị bẩn do bị nhiễm kim loại nặng
Nguồn nước bẩn do bị nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là Mangan chính là nguyên nhân khiến bồn cầu bị ố đen.
Mangan khi tiếp xúc với Oxy hoặc Clo sẽ chuyển hóa thành Mangan đioxit. Vì vậy những dụng cụ, đồ vật chứa nước bị nhiễm Mangan sẽ đều hình thành cặn ố màu đen hoặc màu nâu. Không chỉ vậy, nếu cặn Mangan kết tủa còn có thể gây tắc đường ống.