Điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đường mía "núp bóng"

Vũ Long |

Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía.

Ngày 21.9.2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2171/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá), chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 5 nước ASEAN gồm: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước và Hiệp hội Mía Đường Việt Nam.

Trước đó, ngày 9.2.2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 477/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan và ngày 15.6.2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan.

Số liệu nhập khẩu của cơ quan hải quan cho thấy lượng nhập khẩu đường được khai báo là có xuất xứ từ 5 nước ASEAN nói trên trong giai đoạn sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra  chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía từ Thái Lan (từ tháng 10.2020 đến tháng 6.2021) đã tăng mạnh so với giai đoạn 9 tháng trước đó, cụ thể lượng nhập khẩu tăng từ 107.600 tấn lên 527.200 tấn.

Trong khi đó, lượng nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm gần 38%, từ 955.500 tấn xuống còn 595.000 tấn.

Ngay sau khi lượng đường nhập khẩu từ một số nước ASEAN (ngoài Thái Lan) có dấu hiệu gia tăng, Bộ Công Thương đã chủ động tham vấn, hỗ trợ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ngành sản xuất đường mía trong nước thu thập thông tin, số liệu, xây dựng hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm đường mía.

Hồ sơ của ngành sản xuất trong nước đã cung cấp một số thông tin, bằng chứng cho thấy có dấu hiệu về việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại qua 5 nước ASEAN nói trên, đặc biệt là lượng nhập khẩu gia tăng đột biến từ 5 nước ASEAN.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung cáo buộc cũng như điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Bộ Công Thương cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều tra, áp dụng các biện pháp cần thiết theo đúng quy định của pháp luật và cam kết quốc tế để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành sản xuất mía đường trong nước và đảm bảo hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan, cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương và theo dõi để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Áp thuế phòng vệ thương mại, ngành mía đường trong nước vẫn lao đao

Vũ Long |

Dù áp thuế phòng về thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, ngành mía đường trong nước vẫn gian nan trong "cơn lốc" đường nhập ngoại giá rẻ.

Đẩy mạnh phòng vệ thương mại, bảo hộ nông sản trong nước

Vũ Long |

Hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để bảo hộ nông sản trong nước đã được áp dụng trong 11 tháng của năm 2020.

Tại sao doanh nghiệp Việt hay bị kiện phòng vệ thương mại?

Trang Mạc |

“Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng dính vào những vụ việc phòng vệ thương mại quốc tế nhiều hơn”, đó là nhận định của ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Áp thuế phòng vệ thương mại, ngành mía đường trong nước vẫn lao đao

Vũ Long |

Dù áp thuế phòng về thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, ngành mía đường trong nước vẫn gian nan trong "cơn lốc" đường nhập ngoại giá rẻ.

Đẩy mạnh phòng vệ thương mại, bảo hộ nông sản trong nước

Vũ Long |

Hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để bảo hộ nông sản trong nước đã được áp dụng trong 11 tháng của năm 2020.

Tại sao doanh nghiệp Việt hay bị kiện phòng vệ thương mại?

Trang Mạc |

“Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng dính vào những vụ việc phòng vệ thương mại quốc tế nhiều hơn”, đó là nhận định của ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương.