7 điều cha mẹ tuyệt đối không nên nói với con

Tường Vân (Theo Brightside) |

Làm cha mẹ cần có trách nhiệm ngay cả khi phải lựa chọn từ ngữ để nói với con. Những cụm từ vô tình được thốt ra có thể thay đổi thế giới quan của trẻ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt đạo đức của con. Bright Side đã tìm hiểu về những cụm từ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần của trẻ em và cách giúp cha mẹ thay đổi.

1. "Con nên nghe lời người lớn"

 

Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Tất cả người lớn đều thông minh và giỏi giang. Mình phải làm theo lời họ". Cụm từ này nguy hiểm vì đứa trẻ bắt đầu tin tưởng tất cả người lớn, kể cả người lạ, và không mong đợi điều gì xấu từ họ.

Cha mẹ nên nói: "Con cần phải nghe lời cha mẹ". Điều này giúp đứa trẻ phát triển tư duy phản biện và không tin tưởng vào người lạ.

2. “Cấm khóc lóc"

Khi nghe những lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình không được bộc lộ cảm xúc. Cứ khóc là mình sẽ bị mắng". Trẻ có thể lớn lên trong im lặng và thu mình hơn. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng, thịnh nộ và đẫm nước mắt của những đứa trẻ.

Bạn nên nói với con: "Hãy kể cho mẹ chuyện gì đã xảy ra với con?", "tại sao con lại khóc?" Nếu trẻ bị ngã hay bị bầm tím, hãy thử hỏi "con khóc vì đau hay vì sợ hãi?" Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp đứa trẻ xác định được cảm xúc của chính mình.

3. "Con không được tham lam"

 

Khi nghe được câu nói dễ tổn thương này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình". Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành hành vi dễ bị thao túng. Trẻ sẽ không bảo vệ được giá trị và tài sản của chính mình, luôn nghĩ rằng con không xứng đáng với chúng.

Bạn nên nói: "Con có muốn cho bạn mượn đồ chơi không?' hoặc "con có thể cùng chơi đồ chơi với bạn được không?". Hãy cho con bạn một cơ hội để tự quản lý mọi thứ của chúng. Nếu trẻ chống lại việc chia sẻ, thì đừng trách mắng và ép buộc con.

4. "Ai dạy con cái này?" (về một trò nghịch ngợm)

Khi nghe được lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Cha mẹ mình không biết mình đã nghĩ ra điều này." Trẻ sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.

Bạn nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?". Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu được vì sao con làm điều này, do con tự làm hay nhờ sự khuyến khích của ai. Hãy cho trẻ cơ hội để giải thích hành động của mình.

5. "Nhìn bé gái kia đáng yêu chưa kìa"

 

Nghe được lời nói so sánh này của cha mẹ, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình tệ hơn những người khác. Làm bất cứ điều gì cũng không có ý nghĩa vì không hiệu quả". Khi cha mẹ so sánh con với những người khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ nghĩ rằng mình không bao giờ đạt được bất cứ điều gì sau này.

Bạn nên nói với con: "Mẹ luôn yêu con và mẹ tin rằng con cũng có thể làm được điều này." Chỉ ra khả năng của con và thể hiện rằng bạn tin tưởng vào con bạn. Hãy nhớ rằng, con bạn là duy nhất và luôn có những tài năng riêng.

6. "Về nhà chúng ta sẽ nói chuyện"

Khi nghe được lời trách móc này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Cha mẹ có thể làm tổn thương mình. Họ không thích mình. Mình không muốn về nhà". Cha mẹ không còn yêu thương mà đe dọa, và ngôi nhà trở thành nơi đứa trẻ luôn nhận được sự trừng phạt.

Bạn nên nói với con: "Để mẹ nói lý do tại sao con lại khiến mẹ buồn nhé". Nghe được quan điểm của bạn, đứa trẻ sẽ học cách cân nhắc những hành động trong tương lai của mình và quan tâm đến cảm xúc của bạn hơn.

7. "Con còn quá nhỏ để nghĩ về điều này"

 

Khi nghe được câu nói mất hết động lực này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình muốn biết và mình sẽ hỏi người khác" Nếu con bạn hỏi bạn những câu hỏi khó chịu nhưng không nhận được thông tin, trẻ sẽ nhận được thông tin đó từ những nguồn khác - những nguồn kém chất lượng hơn nhiều. 

Bạn nên nói với con: "Hiện tại bố/mẹ chưa thể trả lời ngay được. Bố/mẹ cần một chút thời gian con nhé." Đừng từ chối hay đánh mất sự hứng thú trong trẻ ngay. Nếu con hỏi bạn một câu hỏi, hãy cố gắng trả lời trong khả năng của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ vẫn là người có uy quyền trong mắt của con và không đánh mất lòng tin ở trẻ.

Tường Vân (Theo Brightside)
TIN LIÊN QUAN

Cafe chiều thứ 7: Áp lực của con và những điều mong cha mẹ hiểu

Nhóm Pv |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyễn Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con cũng như tránh đặt cho con những áp lực nặng nề.

54,7% học sinh thấy áp lực vì phụ huynh quá kỳ vọng: Cha mẹ nên làm gì?

QUANG ĐẠI |

Theo một khảo sát ở quy mô toàn quốc, có 54,7% học sinh phổ thông cho rằng bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá nhiều vào các em, muốn con mình học tập tốt hơn hoặc trở thành một người giỏi hơn.

6 lời khuyên nuôi dạy cho cha mẹ khi nhà có nhiều con

THANH NGỌC (THEO BRIGHT SIDE) |

Nhà có nhiều con khiến cha mẹ đau đầu phân xử các cuộc cãi vã và nuôi dạy con trẻ. Trang Bright Side vừa đưa ra danh sách 6 lời khuyên nuôi dạy đắt giá cho cha mẹ khi nhà có nhiều con.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Cafe chiều thứ 7: Áp lực của con và những điều mong cha mẹ hiểu

Nhóm Pv |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyễn Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con cũng như tránh đặt cho con những áp lực nặng nề.

54,7% học sinh thấy áp lực vì phụ huynh quá kỳ vọng: Cha mẹ nên làm gì?

QUANG ĐẠI |

Theo một khảo sát ở quy mô toàn quốc, có 54,7% học sinh phổ thông cho rằng bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá nhiều vào các em, muốn con mình học tập tốt hơn hoặc trở thành một người giỏi hơn.

6 lời khuyên nuôi dạy cho cha mẹ khi nhà có nhiều con

THANH NGỌC (THEO BRIGHT SIDE) |

Nhà có nhiều con khiến cha mẹ đau đầu phân xử các cuộc cãi vã và nuôi dạy con trẻ. Trang Bright Side vừa đưa ra danh sách 6 lời khuyên nuôi dạy đắt giá cho cha mẹ khi nhà có nhiều con.