54,7% học sinh thấy áp lực vì phụ huynh quá kỳ vọng: Cha mẹ nên làm gì?

QUANG ĐẠI |

Theo một khảo sát ở quy mô toàn quốc, có 54,7% học sinh phổ thông cho rằng bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá nhiều vào các em, muốn con mình học tập tốt hơn hoặc trở thành một người giỏi hơn.

Những con số khảo sát đáng suy nghĩ

Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh – giảng viên trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, vào năm 2019, bà điều phối thực hiện Khảo sát Hành vi Sức khoẻ của Học sinh phổ thông toàn cầu tại Việt Nam. Chương trình do tổ chức WHO tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật. Khảo sát được thực hiện trên quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy:

Tỷ lệ học sinh luôn luôn hoặc phần lớn thời gian cảm thấy cô đơn trong vòng 12 tháng trước khảo sát là 9,6% ở học sinh lớp 8, 9 và 16,3% ở học sinh cấp 3 (tỉ lệ ở nữ cao hơn nam)...

Chỉ có 28,5% học sinh nói rằng bố mẹ hoặc người thân các em hiểu được những khó khăn và lo lắng của các em trong vòng 30 ngày trước khảo sát.

54,7% các em cho rằng bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá nhiều vào các em (muốn con mình học tập tốt hơn hoặc trở thành một người giỏi hơn).

Được biết, khảo sát trên do các trẻ em tự trả lời và với cỡ mẫu gần 8.000 học sinh tại 81 trường tại 20 tỉnh/TP trên phạm vi toàn quốc và ở thời điểm trước đại dịch COVID-19.

“Trong gần 3 năm qua, học sinh ở nhà nhiều, rất ít giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cộng thêm áp lực học hành khi chuyển qua học online v.v. nên tỉ lệ các con có những cảm xúc tiêu cực chắc sẽ cao hơn tỉ lệ theo khảo sát năm 2019”, PGS Trần Thị Tuyết Hạnh nhận định và gửi thông điệp đến tất cả các bậc phụ huynh: “Hãy hiểu và đồng hành cùng các con của chúng ta. Cứ con vui, con khoẻ là được”.

Bố mẹ nên làm gì?

Nhà nghiên cứu Bùi Minh Hào (Nghệ An) cho biết: “Do gia đình ít con và áp lực của cuộc sống hiện đại nên hầu hết bố mẹ đều có tâm lý tập trung đầu tư cho con cái học tập để có cuộc sống tốt hơn. Họ luôn muốn con đạt điểm cao, đạt các thành tích xuất sắc trong học tập để chắc suất vào trường đại học tốt nhất. Điều đó tạo nên áp lực lớn cho trẻ em”.

Theo ông Bùi Minh Hào, do mỗi đứa trẻ có một tư chất, khả năng khác nhau nên việc bố mẹ định hướng có tính áp đặt cho con đi theo một con đường đã lập trình sẵn là không phù hợp. “Có em có năng khiếu về hội họa, âm nhạc, thể thao, có em lại đam mê nghiên cứu, sáng chế, buôn bán, nấu ăn.... Trẻ em chỉ cảm thấy hạnh phúc và phát triển tốt nhất khi được học môn yêu thích và làm công việc mà chúng đam mê. Do đó, bố mẹ cần hiểu con mình và đồng hành, khuyến khích con đi theo con đường mà các em đam mê, không nên áp đặt, cũng như không nên kỳ vọng quá lớn vào con”- ông Bùi Minh Hào nói.

Nhà giáo Nguyễn Anh Đức, giáo viên Toán tại Nghệ An, chia sẻ: “Cả gia đình tôi ai cũng theo nghề sư phạm, nhưng con gái đầu nhất quyết theo nghề làm tóc. Ban đầu tôi cũng buồn, khuyên nhủ cháu mãi không được nên đành chiều theo. Đến nay cháu đã thành công, công việc ổn định, thu nhập rất tốt và cảm thấy hài lòng với nghề mình chọn lựa”.

Theo nhiều chuyên gia, trẻ em rất nhạy cảm, thông minh, dễ tổn thương, vì vậy, bố mẹ, người lớn cần thường xuyên quan tâm, gần gũi, cởi mở và tinh tế để các em chia sẻ, động viên và đồng hành cùng các em đến tuổi trưởng thành.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Sợ học sinh trầm cảm, phụ huynh sốt ruột mong con đi học trực tiếp

Tường Vân |

Hà Nội - Nhiều phụ huynh có con học tiểu học, mầm non nói rằng, họ đã rất sốt ruột, mong con đi học trực tiếp sau gần 1 năm học trực tuyến.

Đặt áp lực học hành cho con: Tạo động lực hay tác dụng ngược?

Dương Anh |

Phải học thật tốt, thành tích thật giỏi, thi đỗ trường chuyên, lớp chọn là những điều cha mẹ luôn mong muốn con mình phải đạt được. Thế nhưng những áp lực đó đôi khi có thể đem lại tác dụng ngược.

Trầm cảm học đường - áp lực do đâu?

PHONG LINH |

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Đáng nói, trầm cảm học đường ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng...

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sợ học sinh trầm cảm, phụ huynh sốt ruột mong con đi học trực tiếp

Tường Vân |

Hà Nội - Nhiều phụ huynh có con học tiểu học, mầm non nói rằng, họ đã rất sốt ruột, mong con đi học trực tiếp sau gần 1 năm học trực tuyến.

Đặt áp lực học hành cho con: Tạo động lực hay tác dụng ngược?

Dương Anh |

Phải học thật tốt, thành tích thật giỏi, thi đỗ trường chuyên, lớp chọn là những điều cha mẹ luôn mong muốn con mình phải đạt được. Thế nhưng những áp lực đó đôi khi có thể đem lại tác dụng ngược.

Trầm cảm học đường - áp lực do đâu?

PHONG LINH |

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Đáng nói, trầm cảm học đường ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng...