Xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên theo năng lực

Trang Hà |

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Ngày 26.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại học.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã đề cập tới các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cần tích cực triển khai trong năm học tới.

Đầu tiên, Thứ trưởng nhắc tới việc nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan tới giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục đại học; hoàn thiện tổ chức bộ máy, hệ thống văn bản quy chế nội bộ; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát (nội bộ và từ cơ quan quản lý nhà nước).

Tiếp đó, các cơ sở giáo dục đại học cần chú trọng công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên (nhất là tranh thủ các cơ hội để đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ, trong ứng dụng công nghệ, đổi mới phương pháp dạy và học), xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên theo năng lực và hiệu quả.

Đặc biệt, các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024 (khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu), chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018, tăng cường hợp tác trên một nền tảng chung.

Tổ chức thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, xây dựng, ban hành và thực hiện các chuẩn cơ sở đào tạo của các khối ngành/nhóm ngành; tăng cường công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động, nhất là các chỉ số cốt lõi.

Tập trung, xây dựng và hoàn thiện các đề án đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực trọng điểm, thiết yếu như khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật công nghệ, sức khoẻ nông lâm ngư nghiệp, văn hoá nghệ thuật…. Trong đó, cần đề xuất các cơ chế tài chính cụ thể để hỗ trợ người học...

Tăng cường hợp tác trong mạng lưới; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế, gắn kết đào tạo nguồn nhân lực với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của địa phương….

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị các đơn vị thuộc Bộ GDĐT nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các đại biểu; hoàn thiện các đề án, chương trình để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các yêu cầu nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Theo đánh giá của Bộ GDĐT, nguồn lực dành cho giáo dục đại học ở Việt Nam còn rất hạn chế. Những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục đại học chỉ trên dưới 17.000 tỉ đồng, chiếm 0,27% GDP nhưng con số thực chi chưa đến 12.000 tỉ. Tính theo số thực chi thì chưa đạt 0,78% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các trường đại học của Việt Nam hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh 2023 với gần 70% nguyện vọng ảo gây khó khăn cho các trường

Chân Phúc |

TPHCM - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho biết, trong đợt tuyển sinh năm 2023, số thí sinh trúng tuyển sớm chọn đăng ký nguyện vọng chỉ chiếm 32,2%, gần 70% thí sinh có nguyện vọng ảo, điều này khiến các trường khó dự báo thí sinh ảo.

Nội dung Lịch sử chương trình mới bậc THCS quá khó so với lứa tuổi học sinh

Vân Trang |

GS.TS Đỗ Thanh Bình (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, nội dung môn Lịch sử cấp THCS nhìn chung khá nặng nề so với lứa tuổi học sinh.

Mức kinh phí cho nghiên cứu khoa học thấp, chưa thu hút được giảng viên tham gia

Tường Vân |

Nhiều trường đại học cho rằng, hiện mức kinh phí cho nghiên cứu khoa học còn thấp, chưa thể thu hút giảng viên tham gia nghiên cứu.

Hơn 8 tỉ đồng nhận "lại quả" từ Việt Á được chia như thế nào?

Việt Dũng |

Sau khi được Phan Quốc Việt chi hơn 8 tỉ đồng "tiền phần trăm" ngoài hợp đồng của Việt Á, Nguyễn Bạch Thuỳ Linh ngoài chia Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 2 tỉ đồng còn chuyển vào tài khoản nhiều người.

Hiện trường vụ tai nạn làm tài xế xe khách tử vong và nhiều người bị thương

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hai xe khách và xe tải đều đâm vào một nhà xưởng tại khu vực ngã tư giữa đường quốc lộ 47 giao với đường tránh phía Tây TP.Thanh Hóa (phường Đông Tân). Vụ tai nạn khiến tài xế xe khách tử vong, tài xế xe tải và nhiều người có mặt trên xe khách bị thương.

Nga nêu bằng chứng xác đáng về cái chết của trùm Wagner

Ngọc Vân |

Ủy ban Điều tra Nga xác nhận, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy trùm Wagner Evgeny Prigozhin đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay hôm 23.8.

Ùn tắc ngày đầu học sinh đến lớp, phụ huynh bỏ xe dắt con vào trường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại phường Tân Định, thị xã Bến Cát, ngày đầu tiên học sinh đến lớp đã xảy ra ùn tắc trước cổng trường. Nhiều phụ huynh bị muộn giờ làm từ 15-30 phút do phải chờ đưa con đi học.

Hối hả chuyển điện than sang điện khí

Hải Nam |

Cả Thanh Hoá và Nghệ An đang có những động thái kiên quyết về việc bỏ các dự án điện than để chuyển sang làm điện khí nhằm đảm bảo nguồn điện địa phương trong tương lai, đồng thời bổ sung nguồn điện quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng.

Tuyển sinh 2023 với gần 70% nguyện vọng ảo gây khó khăn cho các trường

Chân Phúc |

TPHCM - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho biết, trong đợt tuyển sinh năm 2023, số thí sinh trúng tuyển sớm chọn đăng ký nguyện vọng chỉ chiếm 32,2%, gần 70% thí sinh có nguyện vọng ảo, điều này khiến các trường khó dự báo thí sinh ảo.

Nội dung Lịch sử chương trình mới bậc THCS quá khó so với lứa tuổi học sinh

Vân Trang |

GS.TS Đỗ Thanh Bình (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, nội dung môn Lịch sử cấp THCS nhìn chung khá nặng nề so với lứa tuổi học sinh.

Mức kinh phí cho nghiên cứu khoa học thấp, chưa thu hút được giảng viên tham gia

Tường Vân |

Nhiều trường đại học cho rằng, hiện mức kinh phí cho nghiên cứu khoa học còn thấp, chưa thể thu hút giảng viên tham gia nghiên cứu.