Nhiều trường đại học ngại tự chủ

Tường Vân |

Hiện nay, dư luận xã hội vẫn hiểu sai khái niệm tự chủ, cho rằng tự chủ đại học gắn liền với tăng học phí, tự chủ là tự lo kinh phí, không nhận sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước,...

Lý do trường đại học "ngại" tự chủ

Chiều 15.8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học.

Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, tự chủ trong đại học là chủ trương đúng để có thể huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Tuy nhiên, hiện nay khi nhắc đến khái niệm tự chủ trong đại học, xã hội vẫn hiểu là tự chủ trong thu học phí, thiên về tài chính và nghĩ tự chủ là nhà nước không hỗ trợ học phí và các hoạt động.

PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketting, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại cuộc gặp gỡ.
PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại cuộc gặp gỡ.

"Nhiều trường nghĩ rằng, tự chủ nghĩa là tự lo, nhà nước không quan tâm, không đầu tư, không quản lí. Xã hội nói chung và nhiều gia đình người học cho rằng, tự chủ là gắn liền với học phí tăng lên, chất lượng sẽ không đảm bảo. Chính tư duy này làm nhiều trường đại học ngại tự chủ, người học và gia đình ngại theo học tại các trường đại học tự chủ. Chắc chắn, cứ như vậy, công cuộc tự chủ hoá các trường đại học khó có thể thành công" - PGS.TS Phạm Thị Huyền nêu quan điểm.

Chính vì lí do nêu trên, bà Huyền cho rằng, đây là vấn đề cần được truyền thông để xã hội rõ. Bộ GDĐT cần chung tay cùng các trường đại học truyền thông về tự chủ đại học. Cần nhấn mạnh tự chủ là tăng cường quyền cho các nhà trường.

Các trường được chủ động liên kết tạo các mối quan hệ, thêm cơ hội để người học được có thêm thực tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học. Tự chủ tài chính, đảm bảo thu đúng thu đủ là cần thiết, cần để xã hội không phàn nàn về vấn đề học phí,...

Bên cạnh đó, bà Huyền cho rằng, sự thiếu đồng bộ trong các chính sách liên quan đến vận hành một trường đại học tự chủ cũng đang đặt ra khó khăn cho các trường trong quá trình đang và sẽ thực hiện tự chủ.

"Tôi đề nghị Bộ GDĐT và các cơ quan điều hành sớm rà soát sửa đổi, đồng bộ các quy định của pháp luật để tự chủ đại học có thể triển khai hiệu quả nhất" - PGS.TS Phạm Thị Huyền bày tỏ.

Tự chủ không có nghĩa là tự túc

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Việt Nam đã thực hiện việc tự chủ đại học trong suốt hơn 30 năm với khởi đầu là sự ra đời của 2 đại học quốc gia. 10 năm trở lại đây, có nhiều trường đại học đã tự chủ rất cao.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn.

Bộ trưởng nhìn nhận, trong quá trình triển khai tự chủ đại học, một điểm vướng, khó hay được nhắc đến là thể chế. Chúng ta đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 34), Nghị định 99 hướng dẫn thi hành luật, quy định nhiều nội dung chi tiết để thực hiện tự chủ. Nhưng vẫn có sự xung đột, chồng chéo, chưa đồng bộ với các bộ luật khác, khiến cho quyền tự chủ của giáo dục đại học rất khó thực hiện một cách đầy đủ.

"Hiện, chúng ta đang điều chỉnh Nghị định 99 và dự kiến năm 2023, Quốc hội, Chính phủ sẽ giao Bộ GDĐT xem xét, sửa đổi Luật 34; từ đó tiếp tục mở đường cho tự chủ đại học được đúng hướng, có chiều sâu, thuận lợi cho cơ sở giáo dục đại học hơn" - Bộ trưởng thông tin.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, một khó khăn khác của thực hiện tự chủ là sự hiểu về tự chủ. Có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện.

"Tự chủ không phải tự túc, tự chủ không phải phó thác, tự lo liệu về kinh phí. Tự chủ với giáo dục vẫn là cần được đầu tư. Nhưng đầu tư như thế nào? Lúc nào đầu tư? Đầu tư theo cách nào? Đây là điều tiếp tục phải kiến nghị chính sách trong thời gian sắp tới.

Vấn đề về tự chủ, học thuật, tài chính,… cũng cần có điều chỉnh để chúng ta làm tốt hơn vấn đề tự chủ trong thời gian tới. Đây là vấn đề rất lớn trong giáo dục đại học" - Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục cân nhắc điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS

Tường Vân |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ xem xét điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS.

Trường Đại học Thương mại có Phó Hiệu trưởng mới

trà my |

Ngày 15.8.2023, Trường Đại học Thương mại tổ chức lễ công bố và trao nghị quyết bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng nhà trường cho PGS.TS Nguyễn Đức Nhuận.

Điểm chuẩn ngành Du lịch của các trường đại học

trà my |

Theo các chuyên gia dự báo, dự kiến điểm chuẩn ngành Du lịch trong năm 2023 sẽ tăng do số lượng thí sinh đăng kí nhiều hơn so với năm ngoái.

Công nhân ở Cần Thơ nhiều lần bị công ty thất hứa chốt bảo hiểm xã hội

PHONG LINH |

Liên quan đến vụ việc hàng chục công nhân của Công ty TNHH Sản xuất Vạn Ý (địa chỉ phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) bị nợ lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), ngày 16.8, trao đổi với phóng viên, công nhân cho biết, công ty vẫn chưa thực hiện chốt BHXH theo đúng cam kết.

Bệnh viện ở TPHCM cân nhắc chưa nâng giá dịch vụ, khám chữa bệnh

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Sau khi Thông tư 13/2023/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành, nhiều bệnh viện tại thành phố đang triển khai kế hoạch điều chỉnh giá, nhưng có những bệnh viện cân nhắc chưa tăng vội giai đoạn này.

Vụ án Việt Á có những nhóm đối tượng được phân hoá, miễn trách nhiệm hình sự

Vương Trần |

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết, trong vụ án Việt Á, có những đối tượng được phân hoá trách nhiệm, có nhóm được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và cả trách nhiệm dân sự.

Du lịch Bình Định “gì cũng có nhưng không có cái gì đặc sắc”

Xuân Nhàn |

Đó là nhận xét của Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng, ngày 16.8, về kết quả thực hiện chương trình hành động “Phát triển du lịch Bình Định thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2020 – 2025”.

Sửa Luật Đấu giá tài sản có ngăn được bỏ cọc đấu giá đất?

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 16.8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Bộ Giáo dục cân nhắc điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS

Tường Vân |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ xem xét điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS.

Trường Đại học Thương mại có Phó Hiệu trưởng mới

trà my |

Ngày 15.8.2023, Trường Đại học Thương mại tổ chức lễ công bố và trao nghị quyết bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng nhà trường cho PGS.TS Nguyễn Đức Nhuận.

Điểm chuẩn ngành Du lịch của các trường đại học

trà my |

Theo các chuyên gia dự báo, dự kiến điểm chuẩn ngành Du lịch trong năm 2023 sẽ tăng do số lượng thí sinh đăng kí nhiều hơn so với năm ngoái.