TPHCM: Chỉ 7 quận có 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Số lượng học sinh tăng cao từng năm gây áp lực lên hệ thống trường công lập trên địa bàn TPHCM. Điều này dẫn đến tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày vẫn còn thấp, chỉ có 7 quận, huyện đảm bảo được tiêu chí này.

Không đáp ứng yêu cầu 

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) được Bộ GDĐT ban hành năm 2018 đang được triển khai ở bậc Tiểu học với khối lớp 1 (từ năm học 2020-2021), 2 lớp (từ năm học 2021-2022)  và lớp 3 (từ năm học 2022-2023). Theo yêu cầu, đối với cấp Tiểu học sẽ tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học và mỗi tiết 35 phút. Các trường thực hiện tối thiểu 9 buổi với 32 tiết/tuần.

Điều này khó được thực hiện ở các địa bàn có sĩ số cao, trong đó có TPHCM.

Theo thống kê của Sở GDĐT TPHCM, tính đến hết năm học 2021–2022, toàn thành phố có hơn 487.900 học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày, đạt tỉ lệ 73,7%.

Trong đó, có 7/22 quận, huyện đạt được tỉ lệ 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Cụ thể là các quận 3, 5, 6, 7, 10 và huyện Nhà Bè, Cần Giờ.

Quận 1 là địa phương gần đạt được tiêu chí này khi 98% học sinh tiểu học được đi học 2 buổi/ngày. Kế đó là huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 4, quận Bình Thạnh có tỉ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ từ 92% đến gần 97%.

Về tiêu chí này, hai quận "đội sổ" là quận 12 và quận Tân Phú có tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày thấp kỷ lục. Trong đó, quận 12 có 11.985 học sinh tiểu học trên tổng số 46.778 học sinh được học 2 buổi/ngày, chiếm tỉ lệ 25,6%; Quận Tân Phú có 9.993 học sinh trên tổng số 36.291 học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, đạt tỉ lệ 27,5%.

Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh cũng là hai địa phương không đạt tiêu chí này, tuy nhiên vẫn "nhỉnh" hơn hai quận nêu trên với tỉ lệ 43-51% học sinh được đến trường 2 buổi. Thành phố Thủ Đức - một trong những địa phương có dân số đông nhất của TPHCM đạt được tỉ lệ 77,5%.

6 địa phương có sĩ số trên 40 em/lớp

Theo báo cáo của Sở GDĐT TPHCM, huyện Cần Giờ là địa phương có sĩ số bình quân thấp nhất, với 27,3 em/lớp. Kế đó, quận 10 có sĩ số học sinh trung bình khá thấp, chỉ 29,4 em/lớp.

Các địa phương có sĩ số học sinh cao nhất lần lượt là quận 12, huyện Hóc Môn, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân và TP.Thủ đức. Sĩ số trung bình dao động từ 40,4 em/lớp đến 45,7 em/lớp.

Học sinh Trường Tiểu học Thạnh An (Cần Giờ, TPHCM) trong một tiết học. Ảnh: Huyên Nguyễn
Học sinh Trường Tiểu học Thạnh An (Cần Giờ, TPHCM) trong một tiết học. Ảnh: Huyên Nguyễn

Tại Hội nghị tổng kết năm học bậc Tiểu học, ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GDĐT TPHCM cho biết, so với năm học trước, số trường tiểu học trên địa bàn thành phố tăng thêm 7 trường.

Số trường tiểu học có tổ chức dạy 2 buổi/ngày cũng tăng thêm 3 trường so với năm học trước. Tuy nhiên, xét về số liệu lớp học được học 2 buổi/ngày lại giảm đến 558 lớp, còn số học sinh được học 2 buổi/ngày trên toàn thành phố năm học vừa qua cũng giảm khoảng hơn 5% so với năm học trước đó.

Ông Hoàng lý giải, việc tăng số trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày nhưng số lớp được học 2 buổi mỗi ngày lại giảm là vì chỉ tập trung vào một số khối lớp nhất định, chứ không phải toàn bộ các khối lớp trong trường tiểu học đều được học như vậy. Do đó, số lớp học 2 buổi/ngày giảm, kéo theo số lượng học sinh được học cũng giảm xuống.

Để đáp ứng nhu cầu năm học mới, đến ngày 5.9 tới đây, TPHCM sẽ đưa vào sử dụng 35 dự án với 575 phòng học và dự kiến đến tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động thêm 16 dự án và 299 phòng học.

Chánh văn phòng Sở GDĐT Hồ Tấn Minh cho biết, Sở tham mưu TP ưu tiên tăng cường đầu tư trường lớp trong năm học mới. 

Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên việc đầu tư và tổ chức xây dựng các dự án để đưa vào sử dụng năm học 2022-2023 ít hơn mọi năm. Tuy nhiên đây là sự nỗ lực của cả hệ thống giáo dục TP, quận huyện để đảm bảo 100% học sinh có chỗ học trong năm học mới.

Cạnh đó, do đây là năm đầu tiên xây dựng chương trình phổ thông 2 buổi/ngày cho khối lớp 1,2,3 nên nhu cầu phòng học cao hơn. Sở tham mưu TP ưu tiên tăng cường đầu tư trường lớp, phòng học quận, huyện để đảm bảo chương trình cho các khối lớp này, đặc biệt là giảm sĩ số học sinh mỗi lớp.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Chuẩn bị sẵn sàng thí điểm phổ cập mầm non 3, 4 tuổi

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Ngành Giáo dục Mầm non TPHCM đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới. Trong đó, TPHCM đang gấp rút chuẩn bị để trở thành địa phương trên cả nước thí điểm phổ cập giáo dục cho trẻ 3, 4 tuổi.

TPHCM: Giải bài toán thiếu giáo viên, quá tải sĩ số và tâm lý phụ thuộc SGK

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Bậc Tiểu học tại TPHCM gặp khó khăn khi thiếu giáo viên trước thềm năm học mới, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, vấn đề sách giáo khoa, thiếu phòng học, sĩ số lớp quả tải... cũng là những vấn đề nóng.

TPHCM: Vấn đề cấp bách là nâng cao thu nhập của nhà giáo

Thủy Tiên |

TPHCM - Ngày 25.8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, cần có chính sách hỗ trợ, tăng thu nhập để đội ngũ giáo viên yên tâm cho cuộc sống của mình, đặc biệt là những người, vùng đặc biệt khó khăn. 

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

TPHCM: Chuẩn bị sẵn sàng thí điểm phổ cập mầm non 3, 4 tuổi

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Ngành Giáo dục Mầm non TPHCM đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới. Trong đó, TPHCM đang gấp rút chuẩn bị để trở thành địa phương trên cả nước thí điểm phổ cập giáo dục cho trẻ 3, 4 tuổi.

TPHCM: Giải bài toán thiếu giáo viên, quá tải sĩ số và tâm lý phụ thuộc SGK

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Bậc Tiểu học tại TPHCM gặp khó khăn khi thiếu giáo viên trước thềm năm học mới, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, vấn đề sách giáo khoa, thiếu phòng học, sĩ số lớp quả tải... cũng là những vấn đề nóng.

TPHCM: Vấn đề cấp bách là nâng cao thu nhập của nhà giáo

Thủy Tiên |

TPHCM - Ngày 25.8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, cần có chính sách hỗ trợ, tăng thu nhập để đội ngũ giáo viên yên tâm cho cuộc sống của mình, đặc biệt là những người, vùng đặc biệt khó khăn.