Xăng dầu nặng gánh môi trường

THẨM HỒNG THỤY |

Bộ Tài chính đang đưa ra dự thảo đề xuất tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 3 nghìn lên 4 nghìn đồng/lít - mức cao nhất khung hiện nay.

Cần biết rằng, cách đây nhiều tháng, cũng loại thuế này đối với xăng dầu, Bộ Tài chính cũng từng đề xuất mở rộng khung thuế lên tối đa 8 nghìn đồng/lít, tuy nhiên đã không được thông qua.

Theo Bộ Tài chính, nếu được chấp thuận áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường mới đối với xăng từ thời điểm ngày 1.7.2018, thì nguồn thu thuế này sẽ tăng khoảng gần 15 nghìn tỉ đồng, lên mức hơn 55 nghìn tỉ đồng. Đề xuất mới này của bộ viện dẫn lý do là hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang giảm dần do việc thực hiện các cam kết thương mại trong khu vực và trên thế giới, kéo theo nguồn thu thuế giảm theo.

Lôgíc giảm nguồn thu này thì kiếm cách tăng thu ở nguồn khác là chuyện thường tình xảy ra. Vấn đề là, mặt hàng xăng dầu lâu nay đã phải gánh rất nhiều loại thuế phí, như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, quỹ bình ổn giá…; với tổng cộng các khoản thuế, phí chiếm từ xấp xỉ đến hơn 50% giá bán lẻ xăng. Nếu nhìn trong nội tại cơ cấu thuế, phí trong giá bán xăng thì việc tăng mức thuế bảo vệ môi trường để bù cho sự giảm thu từ nguồn thu thuế nhập khẩu thì giá xăng có thể không thay đổi nhiều. Song nếu so sánh mức thuế của cùng một loại thuế (ở đây là thuế bảo vệ môi trường) áp lên các mặt hàng khác nhau, thì rõ ràng lại không sòng phẳng và thiếu công bằng. Bởi trên thực tế đâu chỉ có xăng là mặt hàng/sản phẩm duy nhất gây ô nhiễm môi trường mà phải gánh thêm mức tăng 33,33% trong khi các mặt hàng khác thì không?

Những đề xuất tăng thuế, phí đối với mặt hàng xăng nói lên thực tế “con bò sữa” xăng dầu cứ liên tục bị “vắt” chỉ vì nó thuận lợi, dễ dàng và mang lại giá trị lớn; còn các đối tượng kinh doanh mới cần và nên đánh thuế, nhưng vì phức tạp, vì phải hao tâm tổn trí mới triển khai thu được… thì lại ít bị “vắt”.

Điều này cho thấy các cơ quan thuế cũng cần phải có bộ phận nghiên cứu triển khai (R&D) để mở rộng đối tượng thu và tăng nguồn thu một cách có khoa học, trên cơ sở các dự báo và cũng hợp lý, thay vì cứ đề xuất tăng trong sự bị động nhằm giải quyết tình thế, hoặc tùy tiện thiếu cơ sở thuyết phục.

THẨM HỒNG THỤY
TIN LIÊN QUAN

Sau khi áp thuế bảo vệ môi trường, PLX tăng kịch trần

H.M |

Sau thông tin Bộ Tài chính vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít xăng, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lập tức tăng giá tím trần.

Một đề xuất “vô tình, thiếu lý”

ĐÀO TUẤN |

Ngay trong những ngày đầu làm việc của năm mới Mậu Tuất, đề xuất của Bộ Tài chính tăng “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường (BVMT) trong xăng dầu, tức từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít không khỏi khiến cả người dân, và cả nền kinh tế bất giác rùng mình.

Đề xuất tăng thuế môi trường lên 4.000 đồng, giá xăng sẽ thế nào?

KH |

Theo đại diện Bộ Tài chính, với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) lên kịch khung 4.000 đồng/lít, giá xăng sẽ có sự thay đổi nhưng thay đổi bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và sau khi thuế nhập khẩu giảm về 0% giá xăng không những không tăng mà còn có thể giảm.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Sau khi áp thuế bảo vệ môi trường, PLX tăng kịch trần

H.M |

Sau thông tin Bộ Tài chính vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít xăng, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lập tức tăng giá tím trần.

Một đề xuất “vô tình, thiếu lý”

ĐÀO TUẤN |

Ngay trong những ngày đầu làm việc của năm mới Mậu Tuất, đề xuất của Bộ Tài chính tăng “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường (BVMT) trong xăng dầu, tức từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít không khỏi khiến cả người dân, và cả nền kinh tế bất giác rùng mình.

Đề xuất tăng thuế môi trường lên 4.000 đồng, giá xăng sẽ thế nào?

KH |

Theo đại diện Bộ Tài chính, với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) lên kịch khung 4.000 đồng/lít, giá xăng sẽ có sự thay đổi nhưng thay đổi bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và sau khi thuế nhập khẩu giảm về 0% giá xăng không những không tăng mà còn có thể giảm.