Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Nguyễn Đắc Thành |

"Khu vực nông thôn mà nghe tiếng ếch, nhái là rất ít. Con đỉa ngày xưa chị em đi cấy là nỗi sợ hãi, thì hiện nay hầu như cũng không còn"- đó là tâm tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn  Xuân Cường.

Tại hội nghị “Phát triển phân bón hữu cơ” vừa mới tổ chức cách đây vài hôm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn chỉ ra tình trạng mất cân đối rất lớn, lạm dụng quá mức sử dụng phân bón vô cơ. “Điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế, chất lượng nông sản thấp. Hệ quả thứ 3 liên quan đến hệ sinh thái môi trường. Hệ sinh thái ngày càng suy kiệt, côn trùng, thủy sinh, động vật lưỡng hệ”- Bộ trưởng lo lắng.

Ở Quảng Ngãi, có một vùng nông thôn hiện giờ đã nói không với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khai hoang trong sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều năm trời, đất được “ủ” bằng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ liều lượng cao thì đến nay người dân xã Tịnh Khê, tỉnh Quảng Ngãi đã từ bỏ lối canh tác độc hại đó.

Nhiều người dân chìa cho chúng tôi xem những bàn tay, bàn chân bị nứt nẻ do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ còn sót lại trong đất. Trước sự ảnh hưởng rất lớn đó, các hộ dân đã thay đổi tư duy làm nông nghiệp theo hướng sạch. Họ không phun thuốc diệt cỏ ở giai đoạn làm đất, và nếu có thì các chủ máy cày sẽ từ chối làm đất. Việc diệt chuột cũng được dùng bã sinh học trộn với lúa nấu chín để bẫy.

Vì không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng gạo của người dân ở đó được đánh giá cao. Nhiều người chỉ dẫn “muốn mua gạo sạch thì về vùng Tịnh Khê” - đó là hiệu quả cực kỳ tích cực cho việc từ bỏ lối sản xuất độc hại. Cái lợi thứ nhất mà người dân cảm nhận rõ là sức khỏe được bảo đảm, cái lợi thứ hai là sản phẩm làm ra được nhiều người đón nhận.

Bây giờ, ở mọi vùng nông thôn, cứ đến mùa gieo lúa, tỉa đậu là lại thấy hình ảnh những vùng đất bị “tẩm ướp” bằng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Thậm chí, để có đất sạch cỏ thì nhiều người không ngần ngại sử dụng thuốc diệt cỏ liều lượng lớn. Chỉ một liều, thuốc được xịt sáng sớm thì đến gần trưa, cỏ hầu như đã cháy rụi, để lại những vệt vàng đặc trên đồng.

Hỏi một người dân ở vùng Tịnh Khê vì sao lại từ bỏ được một thói quen như vậy, người này đưa bàn chân không còn nguyên móng cho tôi xem và bảo: “Đây là hệ quả của việc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị lạm dụng quá nhiều”.

Những vùng quê không còn nghe tiếng ếch, không còn đỉa như câu nói của Bộ trưởng là hoàn toàn đúng. Một hiểm họa về môi trường, về sức khỏe đã thấy rõ trước mắt thế nhưng làm sao để thay đổi tư duy làm nông nghiệp sạch cho người dân?

Nỗi lo của Bộ trưởng cũng chính là nỗi lo của hàng triệu người tiêu dùng. Nhưng làm gì để tìm lời giải cho bài toán này, chẳng lẽ mãi là câu hỏi khó vậy sao?
Nguyễn Đắc Thành
TIN LIÊN QUAN

"Phân bón vô cơ đang hủy diệt hệ sinh thái môi trường"

Khánh Vũ |

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị phát triển phân bón hữu cơ (PBHC) do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 9.3 tại Hà Nội.

Cần chấm dứt sự mất cân đối trong cơ cấu sản xuất, sử dụng phân bón

PHONG NGUYỄN |

Theo Bộ NNPTNT, nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 11 triệu tấn các loại. Tính trên đơn vị diện tích thì lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm là 1.000kg/ha đất sản xuất nông nghiệp (NN), hiệu quả sử dụng phân bón nói chung chỉ đạt 45-50%. 

Thưởng tết bằng thuốc trừ sâu, phân bón: Nghịch lý nước chảy chỗ trũng

QUANG ĐẠI |

PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu ra một thông tin sốc: Dịp tết năm nay, cá biệt có những trường hợp doanh nghiệp thưởng thuốc trừ sâu, phân bón... sản phẩm của doanh nghiệp cho người lao động.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

"Phân bón vô cơ đang hủy diệt hệ sinh thái môi trường"

Khánh Vũ |

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị phát triển phân bón hữu cơ (PBHC) do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 9.3 tại Hà Nội.

Cần chấm dứt sự mất cân đối trong cơ cấu sản xuất, sử dụng phân bón

PHONG NGUYỄN |

Theo Bộ NNPTNT, nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 11 triệu tấn các loại. Tính trên đơn vị diện tích thì lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm là 1.000kg/ha đất sản xuất nông nghiệp (NN), hiệu quả sử dụng phân bón nói chung chỉ đạt 45-50%. 

Thưởng tết bằng thuốc trừ sâu, phân bón: Nghịch lý nước chảy chỗ trũng

QUANG ĐẠI |

PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu ra một thông tin sốc: Dịp tết năm nay, cá biệt có những trường hợp doanh nghiệp thưởng thuốc trừ sâu, phân bón... sản phẩm của doanh nghiệp cho người lao động.