Món quà Tết bất ngờ

Nhà văn, TS Nguyễn Đình San |

Tôi năm nay 75 tuổi, về hưu đã đựơc 15 năm. Nhưng đến những dịp 20.11, Tết Nguyên đán hằng năm vẫn có nhiều người từng là học sinh cũ, cấp dưới đến thăm. Năm ngoái, trước Tết vài ngày, tôi nhận được một túi quà do một người xa lạ chuyển tới. Sau cú bấm chuông, người nhà ra mở cửa thì có một người phụ nữ lạ mặt đến đưa một túi quà nhờ chuyển cho tôi rồi đi ngay.

Người nhà kể, đó là một phụ nữ chừng trên 30 tuổi, trông ra dáng người có học. Tôi mở túi quà thì thấy rất nhiều thứ kèm lá thư : “Kính thưa thầy. Chắc chắn thầy không nhận ra em vì đã quá lâu. Vâng, em là một học sinh rất bình thường, thậm chí kém cỏi nên không thể khiến các thầy nhớ. Nhưng em thì lại không quên và còn vô cùng biết ơn thầy. Trong số những người giúp đỡ em trưởng thành để có được ngày hôm nay, thầy là người em mang ơn nhất, vì đã khiến em có được một bước ngoặt trong cuộc đời. Nhờ đó, em được nên người. Chắc thầy ngạc nhiên về người học trò này vì chẳng thể nhớ ra. Chính vì vậy em có nói tên thì thầy cũng vẫn không biết. Vậy nên thầy cho phép em qua Tết, đến đầu năm mới được đến thăm lại thầy. Khi ấy, em hy vọng thầy sẽ nhớ ra. Kính chúc thầy cùng gia quyến hạnh phúc”. Cuối thư, anh ta không ký tên mà chỉ thay bằng một dòng chữ “Người học trò cá biệt của thầy”. Đọc xong thư, tôi cứ nghĩ mãi nhưng vẫn không thể nhớ ra vì trong mấy chục năm làm nghề dạy học có rất nhiều học sinh dạng cá biệt, nghĩa là học hành dốt, hoặc nghịch ngợm, luôn vi phạm kỷ luật. Tôi đã không thể nhớ ra anh ta.
Đúng lời hứa, sau Tết vài ngày, anh ta đến thăm tôi. Đó là một người đàn ông trạc hơn 40 tuổi, trông rắn rỏi, cương nghị và có phong cách tự tin của một người thành đạt. Rồi tôi đã nhớ ra. Câu chuyện giữa hai thầy trò đưa chúng tôi về quá khứ mấy chục năm về trước…
Ngày ấy, Cường- tên anh ta- là một học trò bị tất cả các giáo viên không ưa vì lười học, luôn đạt điểm thấp, học đúp lên đúp xuống. Đã vậy lại xấc xược khiến cho bất cứ người lớn nào tiếp xúc cũng ác cảm. Nhưng cậu ta có ông bố làm tại một bộ và người mẹ là chủ cửa hàng kim hoàn ở phố Hàng Bạc. Nghe nói hồi học cấp 2, người mẹ đã chạy cho Cường không bị đúp nên cuối cùng vẫn mỗi năm một lớp. Ông bố lo công việc, phó mặc đứa con trai duy nhất cho vợ cai quản. Chiều con, lại có điều kiện kinh tế, người mẹ đã “rèn” cậu ta thành đứa con lười biếng, chỉ thích chơi bời, tiêu tiền và bê trễ học hành. Do mất gốc, lên cấp 3, lực học ngày càng đuối. Hết lớp 8 (hệ 10 năm), cậu ta vẫn đủ điểm lên lớp 9 do chạy được điểm các môn chính. Đến lúc này, với tư cách hiệu phó phụ trách chuyên môn, tôi mới phát hiện ra một học trò như Cường có “truyền thống” học dốt từ cấp 2 mà năm nào cũng được lên lớp. Đến hết lớp 9, tôi đề nghị giáo viên mấy môn chính cho tôi xem bài kiểm tra học kỳ 2 của Cường. Tôi thấy họ đều cho điểm đủ để Cường lên lớp mặc dù bài rất kém. Tôi đưa vấn đề này ra ban lãnh đạo nhà trường và đề nghị kiên quyết xử lý. Tất cả đều ủng hộ. Cuối cùng, Cường bị lưu ban lớp 9. Gia đình Cường kiện việc này lên Sở nhưng không được. Tuy nhiên, sau đó, họ đã xin chuyển Cường đến một trường có người hiệu trưởng quen biết. Từ đó, tôi không biết gì về cậu học trò đó nữa. Nhưng trong cuộc đời làm nghề dạy học, những học trò kiểu “cá biệt” như vậy cũng không phải là quá hiếm hoi nên tôi không thể nhớ hết. Tuy nhiên, nếu nhắc lại sự việc thì có một điều liên quan đến Cường khiến tôi sẽ không thể quên. Đó là từ việc tôi phát hiện ra sự gian dối của Cường rồi chủ động đưa ra lãnh đạo dẫn đến việc cậu ta không đựơc lên lớp, buộc phải chuyển trường. Sau đó một thời gian, tôi nhận quyết định chuyển lên Sở làm trưởng một phòng không mấy quan trọng. Tiếng là từ hiệu phó trường cấp 3 lên trưởng phòng trực thuộc sở nhưng thực chất là bị “đá lên” vì chẳng ở đâu cần đến cái phòng do tôi đứng đầu. Còn nếu ở trường, chỉ hai năm nữa, tôi sẽ lên thay trách nhiệm vị hiệu trưởng vì ông sẽ về hưu. Trường này khi ấy là một trong những trường lớn nhất của Thủ đô, ai cũng muốn cho con em mình vào học. Sau đó, tôi được biết chính ông bố cậu ta đã cay cú việc con trai bị đúp, buộc phải chuyển trường đã tìm cách tác động để tôi phải chuyển công tác. Rất may là sau đó mấy năm, lãnh đạo Sở thay đổi nhân sự, thấy tôi ngồi ở cái phòng đó uổng phí nên đã điều tôi về làm hiệu trưởng một trường khác cho đến lúc nghỉ hưu…
… Câu chuyện lùi vào quá khứ đã lâu. Trước mắt tôi chính là cậu học trò ngày xưa đã vấp phải sự ngáng trở của tôi khiến không thể thực hiện được việc chạy chọt trót lọt. Cuộc gặp lại vào đầu năm thật cởi mở. Cứ nghĩ Cường sẽ oán tôi từ ngày ấy, không ngờ ngược lại. Cậu nói chính vì bị đúp rồi phải chuyển trường, sau đó các thầy cô và bạn học ở trường mới đều biết “tông tích” mình mà quyết định “phục thù”. Đó là động cơ khiến Cường quyết tâm tu chỉnh, lao vào học tập. Sau đó, cậu đã thi đỗ đại học và đi học nước ngoài. Và giờ đây, trước mắt tôi là một tiến sĩ ngành công nghệ thông tin, đang làm giám đốc một công ty máy tính.
- Em biết ơn thầy vì nếu không có sự kiên quyết của thầy ngày ấy, em sẽ vẫn lên lớp bình thường để rồi hết lớp 10 chắc chắn  không thể tốt nghiệp phổ thông.
Thưa các anh chị. Câu chuyện đến đó là rất có hậu, chẳng có gì phải kể nữa. Nhưng thật oái oăm. Tôi có đứa cháu đích tôn cách đây một năm được nhận vào làm việc ở công ty của Cường. Bố mẹ cháu xin cho cháu, tôi không biết việc này. Nhưng nó đã không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Con dâu tôi nói là giám đốc nhận xét nó không có ý thức trách nhiệm, vi phạm nhiều quy chế cơ quan, quan hệ trai gái lăng nhăng. Có lần đồng nghiệp bắt được nó đưa bạn gái vào phòng suồng sã giữa giờ làm việc khi mọi người vắng mặt. Tóm lại là nó khiến giám đốc rất thất vọng. Nó là đứa cháu duy nhất. Tôi vô cùng quý và thương nó. Trước đây, lúc mẹ cháu cho biết nó sẽ bị cắt hợp đồng, tôi đã nói vợ chồng con tôi hãy tìm mọi cách thuyết phục để người ta chấp nhận nó làm việc vì đây là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, ăn nên làm ra, lại đúng chuyên ngành học của nó. Nay tôi biết chỉ cần nói rằng mình là ông nội cháu, chắc chắn Cường sẽ nể tình mà chấp nhận cháu tôi. Nhưng như vậy thì tôi đã dung túng cho những thói xấu của đứa cháu, lại còn có ý chạy cho nó được thoả mãn cái điều không đáng được hưởng, khác nào ngày trước bố mẹ Cường đã làm cho anh ta? Tôi cảm thấy rất ngượng khi đặt vấn đề nhờ Cường. Nhưng để cháu bị cắt việc làm thì tôi lại thương nó và cũng thấy hình như mình vô trách nhiệm với cháu. Đã gần hết cuộc đời, vậy mà lần đầu tiên tôi thấy rất khó xử. Hy vọng là những người ngoài cuộc, các anh chị sẽ có lời tư vấn thoả đáng.
(Đỗ Văn Tấn - Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Xin được chia sẻ nỗi băn khoăn của bác. Suy nghĩ, trăn trở của bác thật đáng trân trọng vì bác đã rất tự trọng, không muốn làm phiền người học trò cũ nay đã thành đạt, mặc dù anh ta “mang ơn” mình. Nhưng trường hợp của đứa cháu bác không hoàn toàn giống với Cường ngày trước (bố mẹ anh ta trước đây đã “chạy” cho con mình; Còn bác nếu có “xin” cho đứa cháu không bị cắt việc sẽ không bị ai hiểu là làm một việc khuất tất). Có lẽ cách tốt nhất là bác hãy trực tiếp gặp, đặt vấn đề thẳng với Cường, nhờ anh ta giữ cháu bác ở lại thêm một năm để kèm cặp, giáo dục. Nếu sau đó, nó vẫn chứng nào tật nấy, không tu chỉnh thì đề nghị Cường kiên quyết không chấp nhận. Ba mặt một lời, có cả vợ chồng con bác và đứa cháu nội chứng kiến việc này. Hẳn là con và cháu không thể trách bác và Cường cũng nể và tôn trọng ý kiến cuả bác. Đứa cháu của bác cũng buộc phải tu chí làm ăn. Khi ấy sẽ trọn vẹn đôi đường. Nếu khả năng không mong muốn xảy ra (cháu bác vẫn “ngựa quen đường cũ”, bị cắt hợp đồng làm việc), bác sẽ không có gì phải “lăn tăn” vì đã thống nhất trước.

 

Tin bài liên quan

 

Nhà văn, TS Nguyễn Đình San
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Những người nối nhịp cầu sum họp

Minh Hạnh |

Khi những vòng quay của chiếc đồng hồ chuyển khắc sang năm mới để mọi người quây quần bên nhau cùng đón Giao thừa thì những tiếp viên, phi công vẫn miệt mài làm việc để nối những nhịp cầu đoàn viên...

Doanh nghiệp bất động sản chờ đợi tháo gỡ từ chính sách vĩ mô

Gia Miêu |

Câu chuyện năm 2023 của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách vĩ mô, đặc biệt là về tài chính.

Arsenal thắng kịch tính Man United ở phút bù giờ

Văn An |

Arsenal giành chiến thắng kịch tính 3-2 trước Man United tại vòng 21 Premier League.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giữ lửa hành trình trao đi những điều tử tế

Phạm Dung |

Tiếp nối hành trình lan toả tinh thần “tương thân tương ái” bền bỉ trong suốt gần 30 năm qua, trong năm 2022, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng (Quỹ Tấm Lòng Vàng) để lại dấu ấn sâu sắc với hàng loạt hoạt động từ thiện ý nghĩa, có tầm ảnh hưởng lớn, thể hiện vị thế, vai trò của một quỹ từ thiện uy tín.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.