Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội:

Thời điểm thanh lọc phân khúc nhà cao cấp

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đề xuất gói 110.000 tỉ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (viết tắt là NƠXH) qua các ngân hàng thương mại. Theo các chuyên gia, khi thị trường đang khan hiếm nguồn cung, nếu gói hỗ trợ này được phê duyệt và sớm triển khai thì lượng sản phẩm trên thị trường phong phú. Việc này cũng đồng nghĩa với những phân khúc bất động sản (BĐS) cao cấp bị tồn kho sẽ phải bán hạ giá hoặc dễ bị “bỏ quên”.

Vừa mừng, vừa lo

Mới đây Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022 - 2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án NƠXH vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỉ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013 - 2016 trước đây).

Trong đó, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỉ đồng cho chủ đầu tư dự án vay ưu đãi. Đối với người mua NƠXH, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỉ đồng cho khách cá nhân là người mua, thuê mua NƠXH.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề nghị sớm có nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển NƠXH. Nghị quyết này nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn như vấn đề giao đất, dành quỹ đất cho NƠXH; chọn chủ đầu tư; ưu đãi cho chủ đầu tư; xác định giá bán, thuê, đối tượng và điều kiện hưởng chính sách. Đồng thời, theo Bộ Xây dựng, nên xem việc đầu tư NƠXH cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn trung và dài hạn của địa phương.

Về gói tín dụng này, dù chỉ mới là đề xuất nhưng đã mang lại niềm tin cho nhiều người dân. Chị Bùi Thị Hiền (29 tuổi ở Hà Đông), đã lập gia đình được hơn 4 năm, hiện đang làm giáo viên mầm non cho biết, luôn ước mơ có một căn hộ nhỏ để thoát khỏi cảnh đi thuê. Theo chị Hiền, hiện nay giá nhà hiện nay quá cao, không biết đến bao giờ mới sở hữu được, giờ thực sự rất phấn khởi khi nghe tin gói tín dụng lớn để cho người mua NƠXH. “Nếu được thông qua, các doanh nghiệp phát triển nhiều dự án và chúng tôi cũng được vay để mua nhà thì chắc chắn sẽ có cơ hội sở hữu nhà” - chị Hiền nói.

Trong khi đó, anh Đình Vũ - công nhân tại khu công nghiệp Quang Minh (ở Hà Nội) - vẫn tỏ ý băn khoăn. Anh cho rằng, dù gói tín dụng được thông qua thì chưa chắc tất cả người thu nhập thấp, công nhân tiếp cận được. “Ngoài việc người có nhu cầu thực, thu nhập thấp thật khó tiếp cận vì thủ tục pháp lý rườm rà, lại có tình trạng những người không thuộc đối tượng lại được vay. Để tránh tình trạng những người thu nhập thấp như chúng tôi có cơ hội hưởng gói ưu đãi, các đơn vị cần phải giám sát chặt chẽ, rõ ràng hơn...” - anh Vũ nói.

Có cơ chế giám sát

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - cho rằng, NƠXH nhằm giúp các đối tượng chính sách có cơ hội an cư. Chính vì vậy, cần phải có chế tài phạt nặng những trường hợp sử dụng không đúng mục đích, trục lợi chính sách. “Nếu quản lý không cẩn thận dễ rơi vào tay đội cò, họ sẽ nhảy vào ôm, lướt sóng, lúc đó càng ít cơ hội cho những người thu nhập thấp. Ngoài ra, khi nguồn vốn được rót vào các dự án thì phải có tiến độ giao nhà cụ thể, tránh việc lấy nguồn vốn này vào mục đích khác trong khi đó NƠXH trì trệ, kéo dài”, ông Đính nói thêm.

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội - cho rằng, chủ trương xây NƠXH là giải pháp tốt. Nhưng để NƠXH đến với đúng tay của người dân lao động, cán bộ nhân viên có thu nhập thấp, người lao động, thì Bộ Xây dựng hoặc UBND tỉnh phải có cơ chế giám sát. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần phải có tiêu chí bán hồ sơ mua, đồng thời giám sát chất lượng thi công công trình, tránh phát sinh chi phí bôi trơn.

Ngoài ra, theo ông Điệp, hiện nay trên thị trường lượng hàng tồn kho BĐS chủ yếu rơi vào phân khúc cao cấp. Như vậy, nếu gói tín dụng này được phê duyệt và sớm triển khai thì nguồn cung mới trên thị trường sẽ phong phú. Khi nguồn cung về nhà ở giá rẻ phong phú đồng nghĩa với việc phân khúc BĐS cao cấp bị bỏ quên, hoặc bị ế.

“Trường hợp, nếu các doanh nghiệp có hàng tồn kho là phân khúc cao cấp muốn thoát hàng thì phải hạ giá, lúc này thì trường sẽ giảm nhiệt, nguồn cung phong phú hơn và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn” - ông Điệp nhấn mạnh.

Phát triển nhà ở xã hội Bộ Xây dựng chỉ ra 6 vướng mắc

Bộ Xây dựng đã chỉ rõ 6 khó khăn, vướng mắc là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội mà trước tiên là về hình thức giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

1. Thủ tục hành chính rườm rà. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính. Theo báo cáo của các doanh nghiệp thì để thực hiện thủ tục này mất thời gian từ 1-2 năm.

2. Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội thiếu. Theo quy định, dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dẫn đến, hầu hết các địa phương không bố trí quỹ đất để phát triển dự án nhà ở xã hội độc lập.

Bên cạnh đó, quy định này dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị... dẫn đến quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua thiếu nhiều so với nhu cầu và không tạo sự chủ động cho địa phương.

3. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng còn vướng mắc. Cụ thể, quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội còn chồng chéo, chưa thống nhất với quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai dẫn đến việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp, mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục và làm chậm tiến độ triển khai dự án.

4. Quyền và ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa khuyến khích nhà đầu tư. Việc các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng. Trên thực tế, có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để cho thuê này để không, lãng phí.

Các ưu đãi cho chủ đầu tư như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế, được dành 20% tổng diện tích đất ở (hoặc diện tích sàn xây dựng) để kinh doanh nhà ở thương mại (hoặc sàn kinh doanh thương mại), được vay vốn với lãi suất ưu đãi... là không thực chất vì chủ đầu tư không được hưởng mà là người dân được hưởng do theo quy định không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội. Điều này dẫn đến chưa thu hút, khuyến khích được chủ đầu tư.

5. Giá giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội chưa tính đến các chi phí hợp lệ, hợp lý. Như chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... trong khi lợi nhuận định mức không vượt quá 10% nên khó thu hút được doanh nghiệp.

Việc không quy định thời điểm xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và việc xác định giá phải được UBND cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí.

6. Khó khăn cho đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Luật Nhà ở năm 2014 có quy định ưu đãi cho doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ trong trường hợp tự lo chỗ ở cho người lao động, là đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội không phân biệt hình thức hỗ trợ đều phải đảm bảo đủ 3 điều kiện (chưa có nhà ở, phải cư trú trên địa bàn tỉnh có nhà ở xã hội, thu nhập không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân) và phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện... Những quy định này khiến người dân và chính quyền phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ, khó khăn trong việc xác nhận các điều kiện. Minh Quang

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

Tái diễn tình trạng bán nhà ở xã hội 2 giá ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Việc bán nhà ở xã hội 2 giá ngoài gây thất thu thuế còn giảm cơ hội an cư của công nhân, người thu nhập thấp - đặc biệt tại địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp, công nhân như Bắc Ninh.

Chưa đủ điều kiện, nhà ở xã hội NHS Trung Văn ồn ào mua bán trên mạng

Lam Duy |

Trong các ngày gần đây, mạng xã hội tiếp tục ồn ào với các thông tin nhận hồ, sơ, tư vấn mua nhà ở tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) dù dự án này chưa đủ điều kiện bán.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Có thể hủy bỏ hợp đồng mẫu nếu có vi phạm

Hiếu Anh |

Xoay quanh vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan, luật sư cho biết, trong trường hợp phát hiện hợp đồng mẫu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng cơ quan quản lý nhà nước có thể hủy bỏ hợp đồng mẫu.

Sự nghiệp mờ nhạt của diễn viên Quách Ngọc Ngoan trước khi tuyên bố vỡ nợ

Bình An |

Diễn viên Quách Ngọc Ngoan vừa tuyên bố vỡ nợ. Xuất thân từ người mẫu tham gia đóng phim, Quách Ngọc Ngoan từng được kỳ vọng là gương mặt triển vọng của điện ảnh nhưng theo thời gian, Quách Ngọc Ngoan ngày càng hoạt động mờ nhạt, đời tư ồn ào.

Mất tiền oan vì bị "hack" tài khoản chạy quảng cáo Facebook

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều hình thức lừa đảo mới xuất hiện trong thời gian gần đây; trong đó có hình thức "hack" thẻ Mastercard khi chạy quảng cáo bài viết Facebook. Đáng nói, các đối tượng này còn tiếp tục giả mạo nhân viên ngân hàng để moi móc thông tin nạn nhân, nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đèn chiếu sáng "1 lần huy hoàng, vụt tắt 10 năm" trên tuyến đường Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Cơ sở hạ tầng đèn đường chiếu sáng tại Quốc Lộ 17 (đoạn từ Phố Keo đến Toàn Thắng) thuộc 2 xã Lệ Chi và Kim Sơn (huyện Gia Lâm) đã được hoàn thành gần 10 năm nay nhưng vẫn không được đưa vào sử dụng. Người dân nơi đây cho biết đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm khi tham gia giao thông qua khu vực này.

"Lõm” sóng di động giữa vịnh Hạ Long, khách không thể gọi điện, livestream

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hiện trong vùng lõi vịnh Hạ Long hầu như không có sóng điện thoại khiến không chỉ các cơ quan chức năng gặp khó, mà cả du khách muốn liên lạc về nhà hoặc livestream, chia sẻ hình ảnh vịnh Hạ Long cũng “bó tay”. Vấn đề này đã đặt ra từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

Tái diễn tình trạng bán nhà ở xã hội 2 giá ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Việc bán nhà ở xã hội 2 giá ngoài gây thất thu thuế còn giảm cơ hội an cư của công nhân, người thu nhập thấp - đặc biệt tại địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp, công nhân như Bắc Ninh.

Chưa đủ điều kiện, nhà ở xã hội NHS Trung Văn ồn ào mua bán trên mạng

Lam Duy |

Trong các ngày gần đây, mạng xã hội tiếp tục ồn ào với các thông tin nhận hồ, sơ, tư vấn mua nhà ở tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) dù dự án này chưa đủ điều kiện bán.