SVB sụp đổ và hệ lụy sang bất động sản thương mại

Quý An (theo Bloomberg) |

Nếu câu chuyện tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank – SVB) càng đẩy nhanh đến suy thoái kinh tế, thì sớm muộn cũng sẽ có nhiều tài sản vỡ nợ.

Theo Cục Dự trữ Liên bang (FED), kể từ giữa năm 2021, tổng các khoản cho vay và cho thuê BĐS trên sổ sách đã tăng hơn 725 tỉ USD, tương đương 16%, lên mức kỷ lục 5,31 nghìn tỉ USD.

Mức tăng 11,2% của năm ngoái bằng với mức tăng của 4 năm trước đó cộng lại. Không chỉ vậy, các khoản vay BĐS thương mại (Commercial Real Estate – CRE) chiếm gần 24% tổng số khoản vay ngân hàng, nhiều nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Một lý do khiến các ngân hàng có quá nhiều rủi ro là việc giảm bớt nguy cơ cho các nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn. Thị trường chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thương mại đã tăng từ 240 tỉ USD phát hành hàng năm vào năm 2007 xuống chỉ còn 60 tỉ USD vào năm 2020 - giảm 75%. Đây là những gì được đưa ra trong một nghiên cứu trước khi SVB phá sản.

“Theo lý thuyết, việc tăng lãi suất nhằm thắt chặt các điều kiện tài chính và tín dụng sẽ dẫn đến hoạt động kinh tế giảm sút. Tuy nhiên, một số bộ phận của nền kinh tế, đặc biệt là nơi có đòn bẩy đáng kể, có thể gặp áp lực, thường dẫn đến căng thẳng trong lĩnh vực tài chính. Chúng tôi đang theo dõi các khoản vay CRE như một lĩnh vực của hệ thống tài chính mà chúng tôi nhận thấy các lỗ hổng đã xuất hiện” – nghiên cứu cho hay.

SVB sụp đổ có thể là khởi đầu cho chuỗi ác mộng trong ngành ngân hàng tại Mỹ, và bất động sản cũng là lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng. Ảnh: Xinhua
SVB sụp đổ có thể là khởi đầu cho chuỗi ác mộng trong ngành ngân hàng tại Mỹ, và bất động sản cũng là lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng. Ảnh: Xinhua

CRE là một rủi ro mà Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư của Bleakley Financial Group LLC, đã cảnh báo khách hàng của mình trong nhiều tháng. Trong một ghi chú cuối năm ngoái, Boockvar đã hướng dẫn về các con số. Ông đưa ví dụ: Một nhà đầu tư đã trả 50 triệu USD cho một căn hộ vào năm 2020 và vay một khoản vay 3 năm với 70% giá trị của tài sản. Giả sử tài sản được mua với tỉ lệ vốn hóa 5%, nó sẽ mang lại khoảng 2,5 triệu USD tổng tiền thuê hàng năm. Số tiền đó là quá đủ để gánh khoản lãi hàng năm khoảng 960.000 USD cho khoản vay dưới 3% và trang trải các chi phí khác như bảo hiểm, thuế, bảo trì và quản lý tài sản.

Song, không ai nghĩ rằng lãi suất sẽ tăng nhanh như hiện tại, và các nhà đầu tư hiện phải đối mặt với việc phải tái cấp vốn trong năm nay với lãi suất trên 7%. Theo Boockvar, điều đó sẽ đẩy chi phí lãi vay hàng năm lên khoảng 2,63 triệu USD. Ngay cả khi nhà đầu tư có thể tăng giá thuê lên 10% vào năm 2021 và một mức tương tự vào năm ngoái, thì thu nhập cho thuê cũng chỉ lên tới khoảng 3 triệu USD. Ông lưu ý: Nghĩa là sẽ chỉ còn lại khoảng 400.000 USD cho tất cả các chi phí khác, và chỉ riêng thuế BĐS ở một số bang cũng đủ sức xóa sạch số tiền này.

Tính toán này đã minh họa cho những rắc rối phía trước đối với cả nhà đầu tư bất động sản và người cho vay. Căng thẳng về khoản vay có thể tự tăng lên nhanh chóng đối với các CRE khi lãi suất leo thang, vì việc tái cấp vốn cho khoản vay trở nên tốn kém hơn và khó tìm kiếm hơn khi các ngân hàng tìm cách giảm bớt rủi ro, dẫn đến nhiều bất động sản được bán với giá thấp hơn và rủi ro thua lỗ cao hơn cho người cho vay.

Chỉ số giá CRE được theo dõi rộng rãi do Hội đồng Ủy thác Bất động sản Quốc gia Mỹ công bố đã giảm 3,5% trong quý trước, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009 và chỉ là mức giảm hàng quý thứ hai kể từ đó. Dẫn đầu là BĐS văn phòng và căn hộ.

Cuộc khảo sát gần đây nhất của FED cho thấy, 57,6% số người được hỏi cho biết các tiêu chuẩn bị thắt chặt. Tin xấu là điều này có thể đã đến quá muộn, vì các tiêu chuẩn đã được nới lỏng đáng kể sau khi đại dịch bùng phát.

Câu hỏi được đặt ra, là tình hình hiện tại của CRE liệu có giống như cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 hay không. Khi đó, một loạt các khoản cho vay và đầu tư bất động sản tăng vọt dẫn đến suy thoái.

Vẫn còn quá sớm để trả lời, nhưng có một bài học hiện hữu: không thể có một nền kinh tế lành mạnh nếu không có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Cuộc khủng hoảng tại SVB dường như đã phơi bày tình hình thực tế.

Quý An (theo Bloomberg)
TIN LIÊN QUAN

SVB - nạn nhân của mạng xã hội

Quý An (theo Business Insider) |

Cuộc khủng hoảng của SVB có thể sẽ thay đổi ngành ngân hàng nước Mỹ mãi về sau.

Nỗi sợ về SVB kế tiếp bao trùm Phố Wall

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực đang lao dốc trước mối lo: SVB sụp đổ mới chỉ là khởi đầu cho cơn ác mộng.

FED sẽ chùn bước tăng lãi suất sau vụ SVB?

Quý An (theo CNBC) |

Sau sự sụp đổ của SVB, ngân hàng Goldman Sachs không còn thấy khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Công khai tổ chức đánh bạc, quay video phát lên mạng xã hội

Vân Trường |

Nhiều đối tượng công khai đánh bạc, tổ chức đánh bạc, quay lại video rồi phát lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem.

Nga phản công mạnh mẽ với trừng phạt của phương Tây

Thảo Phương |

Những chính sách thúc đẩy kinh tế của chính quyền Nga là đòn phản công mạnh mẽ đáp trả trừng phạt của Mỹ và các đồng minh.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Cận cảnh một số dự án đang bị thanh tra của ông Nguyễn Viết Dũng

Tường Minh - Văn Trực |

Quảng Nam - Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng do ông Nguyễn Viết Dũng - người đánh nữ nhân viên phục vụ sân golf bằng gậy ở Đà Nẵng vừa qua làm Chủ tịch HĐQT có 8 dự án trong diện phải cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra toàn diện. Dưới đây là hình ảnh một số dự án nằm trong danh sách bị thanh tra của Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng.

SVB - nạn nhân của mạng xã hội

Quý An (theo Business Insider) |

Cuộc khủng hoảng của SVB có thể sẽ thay đổi ngành ngân hàng nước Mỹ mãi về sau.

Nỗi sợ về SVB kế tiếp bao trùm Phố Wall

Quý An (theo Wall Street Journal) |

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực đang lao dốc trước mối lo: SVB sụp đổ mới chỉ là khởi đầu cho cơn ác mộng.

FED sẽ chùn bước tăng lãi suất sau vụ SVB?

Quý An (theo CNBC) |

Sau sự sụp đổ của SVB, ngân hàng Goldman Sachs không còn thấy khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới.