Siết hoạt động môi giới bất động sản, "cò đất" hết cửa thổi giá?

CAO NGUYÊN |

Theo Bộ Xây dựng, hiện có khoảng 1.600 sàn giao dịch bất động sản nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, không ít môi giới bất động sản (BĐS) có chuyên môn, đạo đức yếu kém, làm ăn chộp giật gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, thậm chí còn lũng đoạn thị trường gây ra những cơn sốt đất ảo.

Chụp giật, “lách luật” trốn thuế

Những tháng đầu năm 2021, nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng "sốt đất" khó tin. Đất đai sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng, cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng.

Nghề "cò đất" cũng trở nên hấp dẫn hơn, bởi BĐS thường có giá trị lớn, giới "cò đất" được hưởng hoa hồng cả của người bán lẫn khách mua. Cá biệt, nhiều "cò đất" chỉ cần ăn chênh một giá của giao dịch đã có vài chục triệu đồng trong tay.

Và trong nhiều cơn "cơn sốt" đã qua, không thể không nhắc tới bàn tay của các môi giới BĐS không chuyên, hay còn được gọi là "cò đất". Họ có thể là người dân địa phương có "sốt đất", làm nghề xe ôm, bán trà đá, quán ăn… cả những nhân viên kinh doanh đa cấp, bảo hiểm.

Trước những thực trạng này, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Hồ sơ đề nghị sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS 2014.

Nêu tại báo cáo tổng kết thi hành Luật Kinh doanh BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, trên cả nước đã có khoảng 1.600 sàn giao dịch BĐS được thành lập và đa phần các sàn giao dịch BĐS có quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực tài chính thấp, điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự còn yếu, chưa chú trọng xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ chất lượng.

Hầu hết các sàn BĐS chỉ làm chức năng quảng cáo cho các chủ đầu tư và làm môi giới BĐS chứ chưa thực hiện hết chức năng của mình như: Báo cáo thông tin về tình hình hình giao dịch BĐS, kiểm tra tính pháp lý của các sản phẩm BĐS trước khi đưa vào giao dịch…

“Đội ngũ môi giới BĐS hoạt động thiếu chuyên nghiệp, kiến thức pháp luật căn bản trong lĩnh vực này còn thấp, nặng tính “chụp giật”, kiếm lời, chưa tôn trọng khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Mặt khác, do một số quy định pháp luật về quản lý hoạt động môi giới hiện nay còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân môi giới có cơ hội “lách luật” trốn thuế” – Bộ Xây dựng cho biết.

Môi giới tham gia tư vấn cho khách hàng. Ảnh Cao Nguyên.
Môi giới tham gia tư vấn cho khách hàng. Ảnh Cao Nguyên.

Về vấn đề này, trao đổi với Báo Lao Động, chuyên gia về bất động sản - TS Nguyễn Thị Minh Châu cho rằng, Luật Kinh doanh BĐS quy định cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện có chứng chỉ hành nghề và đăng ký nộp thuế là có thể thực hiện dịch vụ môi giới BĐS. Pháp luật hiện hành chưa bắt buộc các cá nhân này có trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động của họ.

Cũng theo vị này, họ hoàn toàn có thể tự do hành nghề môi giới ở bất kỳ đâu. Có hai xu hướng hoạt động kinh doanh một là ăn theo các sàn giao dịch BĐS để lấy thông tin. Hai là tự đi khai thác nguồn thông tin sản phẩm có nhu cầu bán và chủ yếu là nhà, đất ở có sẵn để môi giới cho khách hàng có nhu cầu mua.

Điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS

Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi bổ sung pháp luật kinh doanh BĐS theo hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của Mục 3 Chương IV Kinh doanh dịch vụ BĐS, Điều 69, 71, 72, 73 Luật Kinh doanh BĐS 2014.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BĐS (quy định cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự của sàn giao dịch BĐS…).

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch BĐS theo hướng quy định các loại BĐS phải giao dịch qua sàn; về các mô hình hoạt động của sàn giao dịch BĐS; về quy trình giao dịch qua sàn giao dịch BĐS; quy định về điều kiện với BĐS giao dịch qua sàn.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS...

Theo Bộ Xây dựng, việc sửa đổi, bổ sung các quy định như trên là cần thiết nhằm xử lý những tồn tại, bất cập của các quy định cụ thể của Luật hiện hành, bảo đảm tính phù hợp, đồng bộ, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, pháp luật dân sự.

Các chuyên gia BĐS đánh giá cao về các đề xuất sửa đổi này của Bộ Xây dựng. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định như trên sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tính minh bạch cao. Phát huy được hết vai trò, chức năng của đội ngũ môi giới, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của cá nhân môi giới.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Nguồn cung bất động sản phục hồi, giá bán vẫn khó giảm

Gia Miêu |

Nguồn cung cho thị trường bất động sản đang được dự báo sẽ tăng vọt trong giai đoạn cuối năm 2021 với con số hơn 10.000 căn hộ được dự kiến đưa ra thị trường sau thời gian dài bị kìm nén. Tuy nhiên, rất khó để có thể kỳ vọng mức giá bán sẽ theo chiều hướng giảm.

Bất động sản hay hàng không phục hồi nhiều nhất sau dịch COVID-19?

Lam Duy |

Cùng với bất động sản và bất động sản công nghiệp, các ngành như dệt may, thủy sản, hàng không được nhìn nhận sẽ hưởng lợi trực tiếp khi hoạt động sản xuất hồi phục.

Người kinh doanh bất động sản có thể bị tác động mạnh nếu luật được sửa đổi

Đức Mạnh (T/H) |

Qua 6 năm triển khai thực hiện, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã phát sinh một số vướng mắc, tồn tại. Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có nhiều điểm mới, đặc biệt là những quy định siết chặt hoạt động “cò” bất động sản gây nhiễu loạn thị trường thời gian qua. Nếu được thông qua, một số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều thay đổi.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nguồn cung bất động sản phục hồi, giá bán vẫn khó giảm

Gia Miêu |

Nguồn cung cho thị trường bất động sản đang được dự báo sẽ tăng vọt trong giai đoạn cuối năm 2021 với con số hơn 10.000 căn hộ được dự kiến đưa ra thị trường sau thời gian dài bị kìm nén. Tuy nhiên, rất khó để có thể kỳ vọng mức giá bán sẽ theo chiều hướng giảm.

Bất động sản hay hàng không phục hồi nhiều nhất sau dịch COVID-19?

Lam Duy |

Cùng với bất động sản và bất động sản công nghiệp, các ngành như dệt may, thủy sản, hàng không được nhìn nhận sẽ hưởng lợi trực tiếp khi hoạt động sản xuất hồi phục.

Người kinh doanh bất động sản có thể bị tác động mạnh nếu luật được sửa đổi

Đức Mạnh (T/H) |

Qua 6 năm triển khai thực hiện, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã phát sinh một số vướng mắc, tồn tại. Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có nhiều điểm mới, đặc biệt là những quy định siết chặt hoạt động “cò” bất động sản gây nhiễu loạn thị trường thời gian qua. Nếu được thông qua, một số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều thay đổi.