Quảng Ngãi: Bất động sản hụt hơi, doanh nghiệp 3 năm không bán nổi 1 lô đất

VIÊN NGUYỄN |

Giá nguyên vật liệu tăng cao, các ngân hàng siết chặt việc cho vay đầu tư bất động sản (BĐS) để tránh đầu cơ, sản phẩm không bán được… khiến nhiều doanh nghiệp BĐS ở Quảng Ngãi lâm cảnh khó khăn.

Hết thời “ai rồi cũng đi buôn đất”

Giai đoạn từ 2016-2020, thị trường BĐS tại Quảng Ngãi diễn ra khá sôi động. Lượng giao dịch giấy tờ nhà đất, thanh khoản tăng đột biến. Người người, nhà nhà đi buôn đất. Doanh nghiệp BĐS mọc lên như “nấm mọc sau mưa”. Tuy nhiên từ 2020 đến nay thị trường lắng. Năm 2022, thị trường BĐS hứa hẹn khởi sắc khi Quảng Ngãi có kế hoạch đưa ra đấu giá hàng loạt khu dân cư đầu tư từ ngân sách, với mục tiêu mang lại nguồn thu cho ngân sách hơn 3.100 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện các dự án nên kết thúc năm 2022, nguồn thu ngân sách từ bán đấu giá quyền sử dụng đất chỉ đạt 1/3 kế hoạch.

Dự án bất động sản nằm bờ bắc sông Trà Khúc, vị trí vàng của TP Quảng Ngãi được đầu tư 400 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa bán được sẽ được tỉnh Quảng Ngãi đấu giá trong năm 2023. Ảnh: Ngọc Viên
Dự án bất động sản nằm bờ bắc sông Trà Khúc, vị trí vàng của TP Quảng Ngãi được đầu tư 400 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa bán được sẽ được tỉnh Quảng Ngãi đấu giá trong năm 2023. Ảnh: Ngọc Viên

Hiện tại, doanh nghiệp (DN) kinh doanh BĐS ở Quảng Ngãi đang gặp rất nhiều khó khăn vì khó tiếp cận được các nguồn vốn vay, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, không bán được sản phẩm... Ông P.C.H - Tổng giám đốc một doanh nghiệp BĐS nổi tiếng ở Quảng Ngãi thổ lộ: “Cuối 2018 đến cuối 2020 là thời vàng son của thị trường BĐS ở Quảng Ngãi. Thời điểm đó, mỗi năm công ty bán được từ 50-100 lô đất (500m2) với giá khoảng 500 triệu/100m2. Còn gần 3 năm nay, công ty không bán được 1 lô đất nào. Không chỉ riêng công ty, mà hầu như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh BĐS ở Quảng Ngãi đang phải “gồng mình” để tồn tại vì không bán được sản phẩm”. Đặc biệt, nhiều dự án BĐS đang gặp vướng mắc về tính pháp lý, chưa được các cấp, ngành liên quan tháo gỡ. Chính khó khăn này làm cho các DN kinh doanh BĐS không thể tiếp cận được nguồn vốn để có thể xoay xở, vực dậy dự án.

Gắng gượng chờ thời cơ

Thống kê, Quảng Ngãi hiện có 363 dự án BĐS, trong đó chỉ có 7 dự án đủ điều kiện pháp lý để giao dịch sản phẩm lô, nền; 60 dự án được cấp chủ trương đầu tư, đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng một phần; còn lại 296 dự án chưa được cấp chủ trương đầu tư. Toàn bộ các dự án này khi lựa chọn nhà đầu tư đều thực hiện theo hình thức chỉ định nhà đầu tư chứ không thông qua đấu thầu. Ngoài 7 dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý giao dịch trên thị trường, các dự án còn lại dù không được phép giao dịch nhưng hầu hết các chủ đầu tư đều đã ký kết các hợp đồng "hợp tác đầu tư" với khách hàng. Tuy nhiên, giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý gần như không thể thực hiện được, do nhiều nguyên nhân.

Trước thực trạng nhiều dự án BĐS ở Quảng Ngãi “đứng bánh“, năm 2023 tỉnh này sẽ đấu giá 17 dự án bất động sản để tạo nguồn thu ngân sách. Ngoài ra, các dự án này sẽ góp phần chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất ở và kết nối hạ tầng, tránh lãng phí tài nguyên đất. Ảnh: Ngọc Viên
Năm 2023 tỉnh Quảng Ngãi sẽ đấu giá 17 dự án bất động sản để tạo nguồn thu ngân sách. Ngoài ra, các dự án này sẽ góp phần chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất ở và kết nối hạ tầng, tránh lãng phí tài nguyên đất. Ảnh: Ngọc Viên

Trong năm 2021, Quảng Ngãi thành lập tổ giải quyết vướng mắc cho DN kinh doanh BĐS, song sau khi rà soát, phân loại dự án để áp dụng các biện pháp phù hợp thì không thể giải quyết nhanh như dự kiến ban đầu. Toàn bộ các dự án chưa được cấp chủ trương đầu tư, tỉnh đã buộc dừng triển khai thực hiện, để triển khai lại từ đầu theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Một số dự án đang thực hiện dở dang đã được nhà đầu tư tự nguyện trả lại dự án để thực hiện theo hình thức đấu thầu, với mong muốn sớm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm trả lại, dự án vẫn chưa tái khởi động. Sau khi xác định tính chất pháp lý của dự án chưa đảm bảo, hầu hết các ngân hàng đã siết chặt khoản vay.  

Ông Đinh Văn Công - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi, cho biết: Năm 2023, Quảng Ngãi có kế hoạch huy động gần 81 nghìn tỉ đồng để phục vụ nhu cầu vay sản xuất, kinh doanh tiêu dùng, trong đó có cho vay BĐS. Tuy nhiên, DN cần phải hoàn thiện thủ tục pháp lý dự án, đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm vốn vay để được ngân hàng tin tưởng mạnh dạn cho vay. Đặc biệt, các DN kinh doanh BĐS cũng phải tạo ra nguồn tài chính nội bộ để phục vụ kinh doanh an toàn, lành mạnh trong năm 2023.

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Hoàn thiện nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bộ Y tế giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Giá bất động sản đã giảm, người mua có nên chờ giảm tiếp?

ANH HUY |

Tình trạng hạ giá bán, tăng chiết khấu nhằm kích cầu người mua đã được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp địa ốc thực hiện. Tuy nhiên, tâm lý e dè, thận trọng vẫn bao phủ thị trường. Phần lớn người mua vẫn hy vọng chờ giá giảm tiếp để không bị hớ.

Quảng Ngãi sẽ đấu giá 17 dự án bất động sản để tạo nguồn thu ngân sách

VIÊN NGUYỄN |

Năm 2023, Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền sử dụng đất 17 dự án bất động sản, khu dân cư, khu tái định cư, khu du lịch.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Hoàn thiện nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bộ Y tế giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, bảo đảm yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Giá bất động sản đã giảm, người mua có nên chờ giảm tiếp?

ANH HUY |

Tình trạng hạ giá bán, tăng chiết khấu nhằm kích cầu người mua đã được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp địa ốc thực hiện. Tuy nhiên, tâm lý e dè, thận trọng vẫn bao phủ thị trường. Phần lớn người mua vẫn hy vọng chờ giá giảm tiếp để không bị hớ.

Quảng Ngãi sẽ đấu giá 17 dự án bất động sản để tạo nguồn thu ngân sách

VIÊN NGUYỄN |

Năm 2023, Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền sử dụng đất 17 dự án bất động sản, khu dân cư, khu tái định cư, khu du lịch.