Loay hoay xử lý 712 dự án treo, chậm triển khai ở Hà Nội

THU GIANG |

UBND TP Hà Nội đang tiến hành rà soát đối với 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó, 680 dự án đã được thành phố lên phương án giải quyết vướng mắc, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Loạt dự án bất động, tiến độ rùa bò

Ghi nhận của PV Lao Động cho thấy, trong số hàng trăm dự án ngoài ngân sách chậm triển khai, có không ít các dự án tại Hà Nội đã nằm bất động từ 10-20 năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Ông Nguyễn Toán (tên đã thay đổi) (bảo vệ tại số 409 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thông tin, nhiều năm qua, khu đất tại số 409 phố Lĩnh Nam đã được đưa vào quy hoạch Dự án xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ. Nhưng sau 15 năm khởi động đến nay, dự án vẫn nằm yên bất động trên giấy.

"Khu đất rộng hơn 12.000m2 thuộc Dự án xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ hiện đang bị xẻ nhỏ cho thuê làm nơi đỗ xe, sân tập lái xe, một số diện tích còn lại vẫn đang được rào kín, bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm" - ông Toán nói.

Dù được khởi công vào cuối năm 2015, Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) với tổng mức đầu tư 7.466 tỉ đồng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Sau 5 năm thi công, đến tháng 1.2020, trạm bơm Yên Nghĩa mới hoàn thành 10 tổ máy, có công suất 120m3/giây, công suất thoát lũ lớn nhất Hà Nội.

Trạm bơm Yên Nghĩa có nhiệm vụ tiêu nước cho hơn 6.000ha nông nghiệp, tuy nhiên, từ khi trạm bơm hoàn thành, khu vực phía Tây TP Hà Nội bao gồm các quận huyện Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Đan Phượng… vẫn chịu cảnh ngập úng do đoạn kênh La Khê đến nay vẫn còn thi công dở dang.

Bà Nguyễn Thị Loan (sinh sống ở ngõ 230, phố Ỷ La, quận Hà Đông) cho biết, công trình cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) dù đã thi công xây dựng hàng chục năm nhưng nhiều đoạn kênh đến nay vẫn còn ngổn ngang, đặc biệt, tái định cư của người dân ở đây chưa được quan tâm.

Hà Nội cần mạnh tay thu hồi dự án treo, chậm triển khai

Cuối tháng 12.2023, UBND TP Hà Nội có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 8.4.2022 của HĐND TP Hà Nội về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.

Theo báo cáo, UBND TP Hà Nội đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn thành phố. Trong đó, 680 dự án đã được thành phố lên phương án giải quyết vướng mắc, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm đầu tư chậm triển khai, tiến độ thi công. Trong đó, hầu hết các dự án chậm tiến độ đều phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có dự án phải điều chỉnh 5-6 lần, mất rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng các dự án gặp nhiều khó khăn do khiếu kiện, khiếu nại, thi công, di chuyển hạ tầng kỹ thuật, giá vật liệu xây dựng tăng cao.

Theo ông Dương Đức Tuấn, đối với các dự án treo, chậm tiến độ, TP Hà Nội cũng đã phối hợp với chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, với các dự án không thể triển khai, chuyển đổi, thành phố sẽ tiến hành thu hồi.

KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam - nhận định, những dự án chậm tiến độ không chỉ tạo ra khung cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị mà còn gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, lãng phí tài nguyên đất đai.

Các nhà quản lý, chính quyền các cấp cần phải siết chặt hơn nữa việc thực thi quy định pháp luật về quản lý đất đai, có biện pháp xử lý dự án chậm tiến độ, bỏ hoang từ 10 - 20 năm. Qua đó, siết chặt chế tài và thực thi một cách minh bạch, công bằng, công khai các dự án chậm triển khai đang trong diện xử lý để toàn thể người dân có thể cùng theo dõi, giám sát.

Để giải quyết bài toán này, theo các chuyên gia quy hoạch, trong quy hoạch sử dụng đất hiện nay, bên cạnh việc quy hoạch chuyển đổi chức năng, cần phải rà soát lại các diện tích đất đã giao nhưng khai thác không hợp lý, hoặc khai thác không đúng chức năng, đề ra được biện pháp hợp lý, tránh thất thoát lãng phí tài nguyên.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

3 dự án hậu cần nghề cá ở Hà Tĩnh chậm triển khai, kéo dài suốt nhiều năm

TRẦN TUẤN |

Năm 2021, Báo Lao Động đã có bài viết “Chậm hàng loạt dự án “hậu cần nghề cá” từ nguồn bồi thường của Formosa” phản ánh cả 4 dự án hậu cầu nghề cá ở Hà Tĩnh đều chậm, nhưng cho đến nay, vẫn còn 3 dự án chưa triển khai thi công.

Nhiều dự án trọng điểm chậm triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 7.12, HĐND tỉnh Đồng Nai đã khai mạc Kỳ họp thứ 14, khoá X nhiệm kỳ 2021-2026. Năm 2023, Đồng Nai có 23/31 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế yếu kém cần tập trung khắc phục như chậm triển khai các dự án công trình trọng điểm quốc gia và của tỉnh.

Đà Nẵng còn nhiều dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng

THÙY TRANG |

Đà Nẵng hiện có 47 dự án, khu đất đã hết thời gian gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, hoàn thành dự án đầu tư. Nguyên nhân là do nhà đầu tư gặp khó khăn về kinh tế, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc cũng có thể là do việc điều chỉnh quy hoạch chung.

Đề nghị CSGT tránh lạm dụng quy định của luật để xử phạt nồng độ cồn

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan đề nghị, khi áp dụng, các cơ quan chức năng cần tránh lạm dụng quy định của luật để kiểm tra, xử phạt nồng độ cồn gây sự phản cảm của người dân đối với lực lượng chức năng.

5 người kịp thoát thân trong vụ cháy nhà ở TPHCM

LÝ LINH |

TPHCM - Ngày 27.3, Công an quận Bình Tân (TPHCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà dân trong hẻm đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A. Theo người sống bên trong căn nhà, thời điểm xảy ra cháy trong nhà có 5 người, tất cả đã may mắn kịp thoát ra ngoài an toàn. Nguyên nhân ban đầu được cho là do chập điện.

Hoàn cảnh bi thương của nam sinh lớp 8 bị đánh chết não khi chơi bóng rổ

Tô Công |

Phú Thọ - Bố mất vì tai nạn lao động, nam sinh lớp 8 và mẹ vừa chuyển hộ khẩu về quê ngoại ở huyện Cẩm Khê được vài tháng, chưa kịp về ở hẳn nay đã phải đối diện với cửa tử vì bị đánh đến chết não, hi vọng sống mong manh.

Xe bồn cháy trên đường, thông báo người dân di chuyển xa hiện trường

Phương Linh |

Một chiếc xe bồn bốc cháy khi đang chở khí hóa lỏng di chuyển trên đường đèo Khánh Lê (đoạn qua địa phận huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa). Các phương tiện lưu thông từ Nha Trang đi Đà Lạt phải tạm dừng qua lại.

Thu hồi hơn 46 tỉ đồng và nhiều tài sản có liên quan đại án đăng kiểm

Anh Tú |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM chuyển Bản kết luận điều tra đến Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM đề nghị truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Theo đó, quá trình điều tra, các bị can giao nộp khắc phục tổng cộng hơn 43 tỉ đồng và 118.800 USD cùng nhiều tài sản khác có liên quan.

3 dự án hậu cần nghề cá ở Hà Tĩnh chậm triển khai, kéo dài suốt nhiều năm

TRẦN TUẤN |

Năm 2021, Báo Lao Động đã có bài viết “Chậm hàng loạt dự án “hậu cần nghề cá” từ nguồn bồi thường của Formosa” phản ánh cả 4 dự án hậu cầu nghề cá ở Hà Tĩnh đều chậm, nhưng cho đến nay, vẫn còn 3 dự án chưa triển khai thi công.

Nhiều dự án trọng điểm chậm triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 7.12, HĐND tỉnh Đồng Nai đã khai mạc Kỳ họp thứ 14, khoá X nhiệm kỳ 2021-2026. Năm 2023, Đồng Nai có 23/31 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế yếu kém cần tập trung khắc phục như chậm triển khai các dự án công trình trọng điểm quốc gia và của tỉnh.

Đà Nẵng còn nhiều dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng

THÙY TRANG |

Đà Nẵng hiện có 47 dự án, khu đất đã hết thời gian gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, hoàn thành dự án đầu tư. Nguyên nhân là do nhà đầu tư gặp khó khăn về kinh tế, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc cũng có thể là do việc điều chỉnh quy hoạch chung.