Không cắt lỗ, nhiều chủ đất vẫn muốn giữ giá cao chờ cơ hội

ANH HUY |

Các chuyên gia cho rằng, muốn thị trường bất động sản tan băng thì phải xuất hiện một số cơ hội. Cụ thể, dòng tiền xuất hiện hoặc mặt bằng giá đất giảm xuống một mức nào đó đủ để người mua tin tưởng và chấp nhận.

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, trong 5 tháng đầu năm 2023, giá đất nền rao bán tại nhiều địa phương có động thái giảm 20 - 30% ở các giao dịch thứ cấp và ít nhất 5 - 10% ở nguồn hàng sơ cấp nếu so với thời điểm đầu năm 2022.

Trên thực tế, phần nhiều người mua bất động sản ở vẫn đang duy trì tâm lý chờ đợi giá giảm sâu, chờ lãi vay giảm xuống dưới 10% mới tính đến chuyện mua vào.

Chia sẻ về thị trường đất nền, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho hay, năm 2023 là năm nhiều thách thức, có thể phải từ năm 2024 trở đi, thị trường địa ốc nói chung, đất nền nói riêng mới có thể hồi phục trở lại.

Trong khi đó, theo số liệu từ Hội Môi giới Bất động sản (VARS), ở nhóm khách hàng đầu tư, 36% vẫn chọn giữ lại tài sản chờ thị trường phục hồi, chỉ có 31% nhà đầu tư chấp nhận hạ giá, bán cắt lỗ để thoát hàng lúc này.

Tháng 2.2021, chị Bích Ngọc xuống tiền vào lô đất dự án tại Bắc Giang với giá 2,1 tỉ đồng. Chị Ngọc sử dụng 50% vốn ngân hàng vào 50% vốn tự có. Thừa nhận rằng trong khoảng thời gian vay vốn, chị Ngọc chịu áp lực trả nợ trong suốt khoảng thời gian vừa qua.

“Vì lô đất nằm vị trí đẹp nên lượng khách hỏi không hề ít. Nhưng mức giá mà khách trả lại không như chị mong muốn. Tôi muốn mức lời khoảng 10-20%, tức khoảng 200 - 400 triệu đồng”, chị Ngọc nói.

Tuy nhiên do vay mượn ngân hàng nên chi phí làm thủ tục vay mượn, chuyển nhượng và trả lãi mỗi tháng không hề nhỏ. Nếu trừ tất cả các chi phí, chị chỉ còn mức lãi không nhiều. Chính vì vậy, chị Ngọc quyết định không hạ giá và giữ nguyên mức giá phát ra.

Tương tự như chị Ngọc, anh Đức Dũng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng đang chấp nhận chôn gần 3 tỉ vào lô đất vùng ven. Đã 18 tháng trôi qua, anh Dũng vẫn chưa chốt được người mua.

Tuy nhiên, anh Dũng chia sẻ, anh sẽ đợi cho tới khi nào tìm được người sẵn sàng chấp nhận mức giá đã đưa ra và quyết không cắt lỗ.

 
Thị trường sẽ khó chuyển biến khi chủ đất và khách hàng không có tiếng nói chung. Ảnh: Anh Huy

Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, muốn thị trường bất động sản tan băng thì phải xuất hiện một số cơ hội. Thứ nhất là dòng tiền xuất hiện, thứ hai là mặt bằng giá đã giảm xuống một mức nào đó đủ để người mua tin tưởng và chấp nhận. Còn nếu ai cũng muốn giữ giá cao chờ đợi cơ hội thì từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ khó có chuyển biến.

Tuy nhiên, vị này cho rằng, trong năm 2024, khả năng dòng tiền nhàn rỗi quay lại thị trường bất động sản sẽ không cao. Rất nhiều người ôm đất hiện nay đang phải gồng lãi vay ngân hàng từng ngày.

Thị trường sẽ không xuất hiện các nhà đầu tư mới (chưa ôm đất) đổ tiền mua bất động sản giống như một làn sóng trước đây. Số lượng người ôm đất mong muốn thoát hàng ra đang nhiều hơn số lượng người có sẵn tiền để ôm hàng, tức là cầu thấp hơn cung.

“Năm 2024, dòng tiền đầu tư bất động sản sẽ rõ ràng hơn, tức là người ta sẽ xuống tiền mua bán ở những nơi đã thấy rõ tiềm năng và có thể khai thác được chứ không mua bán ồ ạt từ thành thị đến thôn quê hẻo lánh như trước đây.

Các nhà đầu cơ hiện nay không còn niềm tin mua đất như 5 - 7 năm trước, do đó họ sẽ không mạo hiểm để xuống tiền”, chuyên gia này nhận định

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết 18 tạo kì vọng mới cho thị trường bất động sản

Cao Nguyên |

Không chỉ là cơ sở để sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan, Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII còn là cột mốc quan trọng với nhiều điểm đột phá, tạo động lực và kì vọng mới cho thị trường bất động sản (BĐS) được phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo hài hoà lợi ích và công bằng xã hội.

Nhân viên môi giới bất động sản ồ ạt bỏ việc

Bảo Chương |

Theo khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, số lượng nhân viên môi giới bất động sản hiện nay hoạt động trên thị trường chỉ còn khoảng 30-40% so với thời điểm cuối năm 2022.

Vỡ mộng vì bỏ tiền tỉ mua đất làm nhà nghỉ dưỡng ven đô

ANH HUY |

Dù bỏ tiền tỉ để mua đất xây căn nhà thứ hai tại vùng ven Hà Nội để làm nơi nghỉ dưỡng, tuy nhiên đến nay nhiều chủ nhà cảm thấy mệt mỏi vì vừa tốn công lại tốn tiền. Họ phải rao bán và chấp nhận giảm giá sâu nhưng không mấy ai mặn mà để hỏi mua.

Hiện trạng cây cầu được Bộ trưởng gợi ý "dùng tiền bán vải" để xây

Vân Trường |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam xây dựng từ năm 1979, đến nay, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự án hơn 55.000 tỉ xin dừng khi tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng

HƯNG THƠ |

Để thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện công suất 1.200MW, Quảng Trị đã đầu tư gần 250 tỉ đồng để làm khu tái định cư và thu hồi hơn 56ha đất. Nhà đầu tư đến từ Thái Lan chỉ mới bỏ ra hơn 3 tỉ đồng thì đã đề nghị dừng thực hiện dự án.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng: “Biến đổi văn hóa” để bảo tồn Chợ nổi Cái Răng

PHONG LINH |

Trên hành trình níu giữ hơi thở của Chợ nổi Cái Răng, chúng tôi tìm đến nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng - người dành tâm huyết cả đời mình cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa chợ nổi ở Miền Tây. Đến nay, hơn 30 đầu sách mà ông viết ra, phần nhiều vẫn là về chợ nổi. Để rồi vào ngày mưa giữa tháng 6, trong không gian tri thức đó, ông đã chia sẻ với Lao Động những trăn trở, nghiền ngẫm của mình về hướng đi mới cho việc bảo tồn Chợ nổi Cái Răng.

Bị can Nguyễn Đức Chung có động cơ vụ lợi trong vụ cây xanh

Việt Dũng |

Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan chức năng đã cho bị can Nguyễn Đức Chung đối chất về việc nhận "quà Tết" 2,6 tỉ và 1,4 tỉ đồng trồng cây và các bên vẫn giữ nguyên lời khai.

Một ôtô ở Hà Nội vi phạm tốc độ 1.551 lần trong 2 tháng

KHÁNH AN |

Một xe đầu kéo đã vi phạm tốc độ 1.551 lần trong tháng 3 và tháng 4.2023.

Nghị quyết 18 tạo kì vọng mới cho thị trường bất động sản

Cao Nguyên |

Không chỉ là cơ sở để sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan, Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII còn là cột mốc quan trọng với nhiều điểm đột phá, tạo động lực và kì vọng mới cho thị trường bất động sản (BĐS) được phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo hài hoà lợi ích và công bằng xã hội.

Nhân viên môi giới bất động sản ồ ạt bỏ việc

Bảo Chương |

Theo khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, số lượng nhân viên môi giới bất động sản hiện nay hoạt động trên thị trường chỉ còn khoảng 30-40% so với thời điểm cuối năm 2022.

Vỡ mộng vì bỏ tiền tỉ mua đất làm nhà nghỉ dưỡng ven đô

ANH HUY |

Dù bỏ tiền tỉ để mua đất xây căn nhà thứ hai tại vùng ven Hà Nội để làm nơi nghỉ dưỡng, tuy nhiên đến nay nhiều chủ nhà cảm thấy mệt mỏi vì vừa tốn công lại tốn tiền. Họ phải rao bán và chấp nhận giảm giá sâu nhưng không mấy ai mặn mà để hỏi mua.