Dragon Village - cổ đông lớn nhất tại dự án Rose Valley làm ăn ra sao?

Hải Linh |

Công ty Cổ phần Bất động sản Dragon Village, cổ đông lớn nhất tại dự án Rose Valley có tổng mức đầu tư gần 12.000 tỉ đồng ở phía Bắc Hà Nội đang phải chịu áp lực đáng kể khi nợ vay vượt xa vốn chủ sở hữu.

Tiền thân của dự án Rose Valley là Khu biệt thự và nhà nghỉ Nam Sơn tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội), được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 4912/QĐ-UBND ngày 24/12/2004. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn.

Đến năm 2013, dự án Khu biệt thự và nhà nghỉ Nam Sơn được điều chỉnh quy hoạch, mở rộng sang địa phận xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án được đổi tên thành Rose Valley, có quy mô sử dụng đất là 83,78ha bao gồm 75,51 ha dành cho dự án và 8,22 ha đất làm đường. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 11.873 tỉ đồng.

Theo công bố thông tin gửi tới Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, vốn điều lệ của công ty Vĩnh Sơn là 1.150 tỉ đồng, với 2 cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Bất động sản Dragon Village nắm giữ 60% vốn, Viettel (39,9%). Phần còn lại thuộc sở hữu của một cá nhân.

Trong khi Viettel đang tìm cách rút khỏi cuộc chơi bất động sản ở Bắc Hà Nội thì Dragon Village vẫn sẽ ở lại và nắm tỷ lệ chi phối.

Liệu Dragon Village có đủ tiềm lực để vực dậy Rose Valley - siêu dự án được "phôi thai" cách đây 16 năm (2004) mà đến nay vẫn chưa thành hình hài?

Dragon Village và gánh nặng nợ vay

Theo báo cáo tài chính năm 2019, Dragon Village ghi nhận doanh thu 32,845 tỉ đồng, giảm gần 60% so với 2018. Toàn bộ là doanh thu từ hoạt động tài chính.

Mặc dù là cổ đông lớn nhất nắm 60% vốn tại Vĩnh Sơn - chủ đầu tư siêu dự án Rose Valley nhưng lợi nhuận của Dragon Village trong 2 năm gần đây hết sức khiêm tốn.

Năm 2018, Dragon Village ghi nhận lãi ròng vỏn vẹn 159,67 triệu đồng. Con số này tăng mạnh trong năm 2019 do doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức xấp xỉ 847 triệu đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Dragon Village tính đến hết ngày 31.12.2019 là hơn 7.000 tỉ đồng, tăng khoảng 1.700 tỉ so với số đầu kỳ.

Trong đó, chiếm nhiều nhất là xây dựng cơ bản dở dang (hơn 2.446 tỉ đồng) và đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (984,7 tỉ đồng).

Nợ phải trả của công ty tại ngày 31.12.2019 là 6.618 tỉ đồng, tăng 1.724 tỉ đồng so với số đầu kỳ (4.894 tỉ đồng). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Dragon Village là 451 tỉ đồng. Như vậy, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Dragon Village đã lên tới 14,6 lần.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Dragon Village còn là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Dragon Village tại quận 9, TP HCM.

Song hành cùng Dragon Village tại dự án này là Công ty Cổ phần địa ốc Phú Long, với tư cách nhà phát triển dự án.

Theo đó, Phú Long đại diện Dragon Village giải quyết nghĩa vụ tài chính với nhà nước, huy động vốn, quản lý tài chính, thi công, giám sát quá trình xây dựng, đến phân phối bán hàng và làm mọi việc liên quan đến các hoạt động về truyền thông cho dự án mà họ đã ký kết.

Đó là lý do vì sao trên truyền thông, dự án Khu đô thị Dragon Village có quy mô 21,2ha, với 609 căn nhà phố và biệt thự gắn liền với tên tuổi của Phú Long còn bóng dáng chủ đầu tư Dragon Village lại khá mờ nhạt.

Những ai đang sở hữu Dragon Village?

Dragon Village là doanh nghiệp kín tiếng trên thị trường bất động sản. Theo đăng ký kinh doanh, công ty được thành lập ngày 23.5.2014, có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, đại diện pháp luật là ông Nguyễn Đặng Duy Hải. Dragon Village có vốn điều lệ 440 tỉ đồng.

Biên bản Đại hội cổ đông ngày 16/3/2020 của Dragon Village cho thấy doanh nghiệp này đang được sở hữu bởi 3 cá nhân, với tỷ lệ xấp xỉ nhau.

Trong đó, Chủ tịch Dragon Village hiện nay là ông Hoàng Trung Sơn, đang nắm giữ 14,6 triệu cổ phần, tương đương 31,182% vốn điều lệ của công ty.

Hai cổ đông còn lại là ông Phan Vũ Minh Mẫn sở hữu 15,5 triệu cổ phần tương đương 35,227% vốn điều lệ công ty và ông Nguyễn Hoàng Thanh sở hữu 13,9 triệu cổ phần tương đương 31,591% vốn.

Được thành lập từ năm 2014 nhưng phải đến cuối năm 2018, Dragon Village mới nhảy vào dự án Rose Valley thông qua thương vụ mua lại 60% cổ phần Vĩnh Sơn từ 2 cổ đông cá nhân là Dương Thị Thanh (9,01%) và Nguyễn Minh Đức (51,09%). Tỷ lệ này được duy trì cho đến nay.

Hải Linh
TIN LIÊN QUAN

Ngậm trái đắng với dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Gia Miêu |

Dự án nhà ở xã hội dính sai phạm trong xây dựng, chủ đầu tư chậm khắc phục, kéo dài thời gian bàn giao nhà khiến cho người mua bức xúc.

Tập đoàn Danh Khôi thâu tóm thêm nhiều dự án "đất vàng"

Gia Miêu |

Sau thông tin còn chưa hết nóng về việc Tập đoàn Danh Khôi công bố “thâu tóm” 3 dự án đất vàng ở Đà Nẵng và Nha Trang của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thì nguồn tin mới đây được Danh Khôi tiết lộ vừa tiếp tục “thâu tóm” thành công thêm 3 dự án “đất vàng” có quy mô lớn khác ở Quy Nhơn và Bà Rịa -Vũng Tàu.

400 dự án chậm triển khai tại Hà Nội: Hoang phí nguồn lực đất đai

Văn Nguyễn - Cao Nguyên |

Kết quả giám sát của HĐND TP.Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố đang có tới gần 400 dự án sử dụng đất chậm triển khai hoặc vi phạm Luật Đất đai trong suốt nhiều năm qua. Dù có một số nhỏ dự án đã bị thu hồi hoặc chấm dứt thực hiện trong thời gian gần đây nhưng tình trạng hàng trăm dự án chậm triển khai trong thời gian dài, gây lãng phí một diện tích lớn nguồn lực đất đai đang gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Ngậm trái đắng với dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Gia Miêu |

Dự án nhà ở xã hội dính sai phạm trong xây dựng, chủ đầu tư chậm khắc phục, kéo dài thời gian bàn giao nhà khiến cho người mua bức xúc.

Tập đoàn Danh Khôi thâu tóm thêm nhiều dự án "đất vàng"

Gia Miêu |

Sau thông tin còn chưa hết nóng về việc Tập đoàn Danh Khôi công bố “thâu tóm” 3 dự án đất vàng ở Đà Nẵng và Nha Trang của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thì nguồn tin mới đây được Danh Khôi tiết lộ vừa tiếp tục “thâu tóm” thành công thêm 3 dự án “đất vàng” có quy mô lớn khác ở Quy Nhơn và Bà Rịa -Vũng Tàu.

400 dự án chậm triển khai tại Hà Nội: Hoang phí nguồn lực đất đai

Văn Nguyễn - Cao Nguyên |

Kết quả giám sát của HĐND TP.Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố đang có tới gần 400 dự án sử dụng đất chậm triển khai hoặc vi phạm Luật Đất đai trong suốt nhiều năm qua. Dù có một số nhỏ dự án đã bị thu hồi hoặc chấm dứt thực hiện trong thời gian gần đây nhưng tình trạng hàng trăm dự án chậm triển khai trong thời gian dài, gây lãng phí một diện tích lớn nguồn lực đất đai đang gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.