Gói 3.000 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội: Cơ hội cho nhiều người có thu nhập thấp

Anh Huy |

Đầu tháng 4.2020, một tin vui đến với thị trường bất động sản mùa COVID-19, khi Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và 2.000 tỉ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội. Đây thực sự là tin mừng với nhiều người dân có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ nên linh động cho phép sử dụng gói tín dụng này cho cả các dự án nhà ở thương mại được vay vốn trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Mở cơ hội với người thu nhập thấp

Kết thúc năm 2019, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận, đến nay, diện tích nhà ở thu nhập thấp mới đạt 4,8 triệu m2 so với mục tiêu xây dựng 12,5 triệu m2 vào năm 2020. Theo đánh giá của người tư lệnh ngành Xây dựng, một trong những nguyên nhân là do thiếu nguồn vốn nên hàng trăm dự án nhà ở thu nhập thấp còn chậm tiến độ.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam - khẳng định, điểm nghẽn lớn nhất trong những năm qua là thiếu vốn nên việc khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển dự án nhà ở xã hội (NƠXH) gặp rất nhiều khó khăn khi gói 30.000 tỉ đồng kết thúc cho vay từ cuối năm 2016.

“Cơ chế chính sách ưu đãi phát triển NƠXH được quy định rất cụ thể trong Nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ. Chủ trương đã có nhưng không bố trí nguồn tái cấp vốn để hỗ trợ phát triển NƠXH nên các dự án rơi vào tình trạng đói vốn” - ông Đính cho hay.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS Cấn Văn Lực cho biết, hiện nay, trên thị trường BĐS tồn tại một số dòng vốn chính, gồm vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng, vốn đầu tư tư nhân, vốn FDI, trái phiếu DN. “Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn đổ vào thị trường đều là vốn từ hệ thống ngân hàng, chiếm tới trên 60% tổng số vốn của thị trường” - ông Lực cho hay.

Tại Nghị quyết của phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3.2020, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14. Đồng thời, nghị quyết bổ sung 2.000 tỉ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.

Linh động cơ chế

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho biết, qua thực tế triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng, Bộ Xây dựng thống kê với 1 đồng từ ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất, ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm được 33 đồng từ nguồn vốn xã hội (gấp 33 lần) nên rất hiệu quả.

“Như vậy, với khoảng 2.000 tỉ đồng được cấp bổ sung, ngân hàng thương mại có thể huy động được từ 60.000 - 66.000 tỉ đồng. Đây là lượng vốn rất lớn, trước những khó khăn về tín dụng của thị trường BĐS, đề nghị Chính phủ linh động cho cả các dự án nhà ở thương mại được vay từ nguồn này” - ông Châu nói.

Từ đầu năm đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của thị trường BĐS tiếp tục giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nghiêm trọng hơn và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực này cũng giảm mạnh. Trong 5 tháng đầu năm tổng nguồn vốn thu hút vào BĐS chỉ bằng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2019, đạt khoảng trên 720 triệu USD, khiến cho nguồn vốn của thị trường càng trở nên khó khăn. Vì vậy, Chính phủ nên cân nhắc nới rộng các cơ chế về tài chính - tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) - cho rằng, sắp tới, Bộ Xây dựng chủ trì quy chuẩn, tiêu chuẩn đối tượng được vay. Bởi lẽ, trước đây, gói 30.000 tỉ đồng là tái cấp vốn và cho cả nhà ở thương mại giá rẻ dưới 15 triệu đồng/m2. Gói lần này chỉ dành riêng cho NƠXH nên đối tượng cũng khác.

Anh Huy
TIN LIÊN QUAN

Khuyến nghị có cơ chế hỗ trợ kịp thời và thuận lợi cho người lao động

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Chiều 22.6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam tổ chức ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với người lao động, doanh nghiệp ngành dệt may, da, giầy, túi xách Việt Nam.

Đã chi hơn 528 tỉ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Nam Dương |

Đến nay, TPHCM mới giải quyết cho 1.658 người lao động (3,82%) được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng)  với số tiền gần 1,66 tỉ đồng.

Hà Nội: Kịp thời chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

ANH THƯ |

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, tính đến chiều 19.6, đã có 4.806 người được phê duyệt hỗ trợ với kinh phí 4.956 triệu đồng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khuyến nghị có cơ chế hỗ trợ kịp thời và thuận lợi cho người lao động

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Chiều 22.6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam tổ chức ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với người lao động, doanh nghiệp ngành dệt may, da, giầy, túi xách Việt Nam.

Đã chi hơn 528 tỉ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Nam Dương |

Đến nay, TPHCM mới giải quyết cho 1.658 người lao động (3,82%) được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng)  với số tiền gần 1,66 tỉ đồng.

Hà Nội: Kịp thời chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

ANH THƯ |

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, tính đến chiều 19.6, đã có 4.806 người được phê duyệt hỗ trợ với kinh phí 4.956 triệu đồng.