400 dự án chậm triển khai tại Hà Nội: Hoang phí nguồn lực đất đai

Văn Nguyễn - Cao Nguyên |

Kết quả giám sát của HĐND TP.Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố đang có tới gần 400 dự án sử dụng đất chậm triển khai hoặc vi phạm Luật Đất đai trong suốt nhiều năm qua. Dù có một số nhỏ dự án đã bị thu hồi hoặc chấm dứt thực hiện trong thời gian gần đây nhưng tình trạng hàng trăm dự án chậm triển khai trong thời gian dài, gây lãng phí một diện tích lớn nguồn lực đất đai đang gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.

Hàng nghìn hécta đất bị bỏ hoang

Theo các thông tin mới nhất từ Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) TP.Hà Nội, hàng nghìn hécta đất trên địa bàn thành phố bị bỏ hoang phí suốt nhiều năm qua do các chủ đầu tư chậm triển khai dự án hoặc vi phạm Luật Đất đai.

Quá trình rà soát các dự án sử dụng đất chậm triển khai và vi phạm Luật Đất đai, trong thời gian qua cơ quan này phối hợp kiểm tra, rà soát và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với 379 dự án và có kết luận cũng như đề xuất các biện pháp xử lý đối với từng dự án theo quy định. Trong đó kiến nghị thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư đối với 28 dự án với tổng diện tích hơn 1.844,3ha đất.

Kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn.

“Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất đối với 25 dự án với tổng diện tích 39ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng” - Sở TNMT TP.Hà Nội cho hay.

Cũng theo Sở TNMT TP.Hà Nội, cơ quan này đồng thời cũng tổ chức hậu kiểm các dự án và tiếp tục đề xuất UBND TP.Hà Nội gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 18 dự án khác.

Đáng chú ý theo đánh giá của Sở TNMT TP.Hà Nội, quá trình triển khai các đoàn thanh kiểm tra các dự án cho thấy có hiện tượng chủ đầu tư chậm trễ trong việc lập, hoàn thiện dự án để điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh mục đích sử dụng đất theo quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt hoặc đề xuất điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhiều lần để kéo dài thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian triển khai thực hiện dự án.

“Đối với các trường hợp này, liên ngành thành phố triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra để làm rõ nguyên nhân để đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với chủ đầu tư cố tình trây ỳ, cố tình chậm trễ, UBND Thành phố chỉ đạo chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc xử lý thu hồi đất theo quy định của pháp luật” - Sở TNMT TP.Hà Nội cho hay.

Cũng theo đánh giá của Sở TNMT TP.Hà Nội, một số dự án trên địa bàn xảy ra tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc huy động vốn trái phép do đó phải chờ cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, giải quyết dẫn đến dự án chậm triển khai hoặc kéo dài thời gian thực hiện. Trong khi đó, một số trường hợp lại cố tình trây ỳ không làm thủ tục hay chậm giải phóng mặt bằng đưa đất vào sử dụng để chưa phải nộp nghĩa vụ tài chính.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến nhiều dự án chậm triển khai hoặc triển khai không đảm bảo tiến bộ bắt nguồn từ thực tế một số chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.

Còn có lỗi của chính quyền?

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà T.M.H (chủ đầu tư một dự án nhà ở trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, vừa bị thu hồi) cho rằng, vào giữa năm 2020, các chủ đầu tư triển khai chậm đã có cuộc họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KHĐT) TP.Hà Nội. Phía Sở cũng đã cho các chủ đầu tư trình bày các ý kiến liên quan. Qua đó, có những dự án các chủ đầu tư vẫn còn nguyện vọng làm và cũng được Sở KHĐT đồng ý, ủng hộ.

Song theo vị này, để làm được tiếp bắt buộc phải có quyết định chấm dứt hoạt động của dự án, phải có quyết định thu hồi. Sau đó, nếu để dự án được triển khai thì ra quyết định mới. Việc chủ đầu tư cũ có được lựa chọn hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Phía Sở KHĐT ủng hộ nhưng không có sự cam kết nào.

Nói về lý do khiến dự án nhiều năm nay không thực hiện được, bà T.M.H cho rằng, phần lớn các dự án chậm tiến độ chủ yếu ở khâu giải phóng mặt bằng.

Ở dự án tại Nam Từ Liêm, dù doanh nghiệp đã được UBND TP.Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 6.2008 nhưng suốt 12 năm qua, dự án vẫn giậm chân tại chỗ do phần giải phóng mặt bằng đang còn chậm, chưa triển khai, mà không phải do lỗi của chủ đầu tư mà. “Chúng tôi đủ năng lực thậm chí còn liên kết với một công ty khác để đảm bảo triển khai dự án” - bà T.M.H nhấn mạnh.

Cụ thể theo bà T.M.H, phía chủ đầu tư đã có quyết định giao đất nhưng về mặt thủ tục, địa phương chưa bàn giao đất nên chủ đầu tư chưa thể nhảy vào làm được. Phía chủ đầu tư cũng muốn nhận bàn giao để quây tôn, hàng rào và triển khai nhưng không làm được, chưa được phép làm.

“Nếu trong trường hợp chủ đầu tư chưa được bàn giao đất mà vào làm sẽ xảy ra tranh chấp và gặp nhiều khó khăn” - bà T.M.H nói thêm, đồng thời nhấn mạnh, để dự án chậm triển khai thì Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Hà Nội cũng vào cuộc và đều có kết luận lỗi do chính quyền.

Cần mạnh tay với các đơn vị trây ỳ

Hiện ở Hà Nội vẫn còn nhiều dự án được giao đất nhưng “án binh bất động”, chủ đầu tư quây kín tôn bỏ hoang nhiều năm.

Điển hình là dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) do Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng - Licogi làm chủ đầu tư. Dự án được giao đất từ năm 2004 nhưng tới nay vẫn chưa triển khai. Tương tự, tại dự án Khu nhà ở để bán cho cán bộ chiến sĩ Binh đoàn 12 (quận Thanh Trì) do Công ty CP Đầu tư Bất động sản Thuận Thành làm chủ đầu tư.

Theo ghi nhận, tại một số dự án chậm triển khai nhưng đến nay chưa rõ đã bị thu hồi hay có phương án gì hay chưa? Phần lớn đất thuộc dự án đang bị lấn chiếm hoặc được người dân dùng để canh tác. Thậm chí nhiều nơi còn là bãi đất trống... Để tồn tại như vậy thì việc giải phóng mặt bằng tới đây sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT, đối với một dự án đã được giao đất, sau 24 tháng nếu chủ đầu tư không triển khai thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ thu hồi hoặc phải gia hạn với một số điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, trên thực tế, sau thời gian 24 tháng, không ít chủ đầu tư vẫn “ôm” đất nhiều năm tiếp theo dù không triển khai bất cứ hạng mục nào.

Để ngăn chặn tình trạng này, theo ông Võ bên cạnh việc kiên quyết thu hồi, cần có chế tài xử phạt các chủ đầu tư trây ỳ. Ông Võ cho biết thêm, để xảy ra việc này có nhiều nguyên nhân nhưng đầu tiên phải nhắc đến việc lựa chọn nhà đầu tư không bảo đảm yêu cầu. Theo ông, có tình trạng chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nhưng cố “lách” vào để có đất, sau đó không triển khai dự án mà chuyển nhượng lại.

Còn Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, các khâu trong quá trình triển khai dự án cần được thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là lựa chọn nhà đầu tư. Sau đó, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ của dự án để kịp thời nắm bắt hiện trạng, nếu có dấu hiệu trây ỳ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhiều dự án bị thu hồi vẫn chưa được xử lý dứt điểm

Điều bất ngờ là với không ít dự án, diện tích đất có quyết định thu hồi trên địa bàn Hà Nội nhưng quá trình xử lý không dứt điểm khiến tình trạng sử dụng đất sai mục đích tiếp tục tái diễn. Tại phiên họp của HĐND TP.Hà Nội mới đây, đại biểu Phạm Thị Thanh Hương cho hay, trên cơ sở kiến nghị của cử tri, HĐND TP Hà Nội đã giám sát từ tháng 7.2018 và kiến nghị kiểm tra, đôn đốc xử lý các vi phạm đối với các dự án chậm triển khai, vi phạm luật đất đai. UBND TP.Hà Nội sau đó đã có nhiều chỉ đạo và có những kết quả tích cực, tuy nhiên sau xử lý các dự án vi phạm Luật Đất đai, nhiều diện tích đất có quyết định thu hồi vẫn chưa được xử lý dứt điểm, tiếp diễn sử dụng sai mục đích, chưa có phương án sử dụng hiệu quả như khu dịch vụ thương mại Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm).

Văn Nguyễn - Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh biệt thự Pháp cổ bị bỏ hoang hàng chục năm giữa trung tâm Hà Nội

NGỌC ANH - LÊ NHÂN |

Trải qua thăng trầm thời gian với những biến cố lịch sử, các công trình kiến trúc mà người Pháp để lại đã tạo nên những dấu ấn đậm nét cho riêng Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay, một số ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp xuống cấp trầm trọng do bị bỏ hoang hàng chục năm.

Doanh nghiệp thuê đất trong khu công nghiệp rồi... bỏ hoang

BẢO TRUNG |

Cách đây hơn 10 năm, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú (TP.Buôn Ma Thuột) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế tỉnh nhà và trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng nghìn công nhân lao động. Nhưng đến nay, khu công nghiệp (KCN) độc nhất của tỉnh này vẫn còn tồn tại một số bất cập, chưa được giải quyết triệt để...

Cần rà soát, đưa dự án chậm trễ ra khỏi quy hoạch

Văn Nguyễn |

Liên quan đến việc nhiều dự án khu công nghiệp (KCN) hoạt động kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang suốt nhiều năm qua như phản ánh của Báo Lao Động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các địa phương cần rà soát tổng thể việc thực hiện quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch các KCN nằm trong quy hoạch nhiều năm nhưng chưa được triển khai để tránh tình trạng quy hoạch treo, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân và cuộc sống của người dân.

Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Văn Nguyễn |

Trái ngược với tình trạng nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh xuất, thì thực tế lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí thuận lợi, gần trục đường lớn, thậm chí được đầu tư bài bản đang bị bỏ hoang hoặc không có người đến thuê. Vậy làm sao khắc phục được tình trạng hàng trăm hecta đất khu công nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Cận cảnh 3 khu đất vàng chậm triển khai bị "sờ gáy" của Vicem

Phan Anh - Phương Duy - Quang Đại |

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất của Tổng Công ty Công nghiệp Ximăng Việt Nam (Vicem) đối với 3 lô đất của công ty này đã được phê duyệt, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc chưa được phê duyệt lại.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Cận cảnh biệt thự Pháp cổ bị bỏ hoang hàng chục năm giữa trung tâm Hà Nội

NGỌC ANH - LÊ NHÂN |

Trải qua thăng trầm thời gian với những biến cố lịch sử, các công trình kiến trúc mà người Pháp để lại đã tạo nên những dấu ấn đậm nét cho riêng Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay, một số ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp xuống cấp trầm trọng do bị bỏ hoang hàng chục năm.

Doanh nghiệp thuê đất trong khu công nghiệp rồi... bỏ hoang

BẢO TRUNG |

Cách đây hơn 10 năm, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú (TP.Buôn Ma Thuột) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế tỉnh nhà và trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng nghìn công nhân lao động. Nhưng đến nay, khu công nghiệp (KCN) độc nhất của tỉnh này vẫn còn tồn tại một số bất cập, chưa được giải quyết triệt để...

Cần rà soát, đưa dự án chậm trễ ra khỏi quy hoạch

Văn Nguyễn |

Liên quan đến việc nhiều dự án khu công nghiệp (KCN) hoạt động kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang suốt nhiều năm qua như phản ánh của Báo Lao Động, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các địa phương cần rà soát tổng thể việc thực hiện quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch các KCN nằm trong quy hoạch nhiều năm nhưng chưa được triển khai để tránh tình trạng quy hoạch treo, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân và cuộc sống của người dân.

Hàng loạt khu công nghiệp bị bỏ hoang: Lãng phí lớn nguồn lực nhà nước

Văn Nguyễn |

Trái ngược với tình trạng nhiều địa phương đang phải đau đầu tìm cách mở rộng diện tích đất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh xuất, thì thực tế lại có không ít các khu công nghiệp được giao đất ở vị trí thuận lợi, gần trục đường lớn, thậm chí được đầu tư bài bản đang bị bỏ hoang hoặc không có người đến thuê. Vậy làm sao khắc phục được tình trạng hàng trăm hecta đất khu công nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Cận cảnh 3 khu đất vàng chậm triển khai bị "sờ gáy" của Vicem

Phan Anh - Phương Duy - Quang Đại |

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất của Tổng Công ty Công nghiệp Ximăng Việt Nam (Vicem) đối với 3 lô đất của công ty này đã được phê duyệt, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc chưa được phê duyệt lại.