Doanh nghiệp bất động sản Việt lúng túng áp dụng bộ tiêu chí xanh

HƯƠNG NGUYỄN (thực hiện) |

Công trình xanh, tài chính xanh, Net Zero đang là xu hướng mới. Việc có quá nhiều bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh từ các tổ chức quốc tế hiện nay khiến không ít nhà đầu tư lúng túng. Tuy nhiên, đa số các bộ tiêu chí hiện nay chỉ đánh giá yếu tố xanh ở bề nổi, chưa có bộ tiêu chí đánh giá sâu về việc sản xuất ra các vật liệu xanh phát thải ra bao nhiêu CO2, tiêu tốn bao nhiêu năng lượng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Bảo - TS Khoa học Vật liệu, chuyên gia về công trình xanh - để tìm hiểu về vấn đề này.

Thưa ông, toàn cầu đang nói về cuộc chơi Net Zero. Làm thế nào để phát triển các công trình xanh và hứng được hàng tỉ USD vốn xanh quốc tế?

- Bốn yếu tố chính thúc đẩy công trình xanh ở Việt Nam hiện nay là chính sách nhà nước, chi phí đầu tư, công nghệ và nhân sự.

Hiện Chính phủ đang rất nỗ lực để thúc đẩy các giải pháp hướng tới mục tiêu Net Zero. Nhân sự trong lĩnh vực công trình xanh cũng chưa nhiều so với các ngành nghề khác. Đây là ngành khá đặc thù và Việt Nam chưa có trường chính quy đào tạo mà thường chỉ có du học sinh ở nước ngoài. Theo tôi câu chuyện nhân sự có thể dần dần bồi đắp.

Đáng chú ý nhất là câu chuyện công nghệ. Cụ thể, công nghệ kiến trúc, kết cấu, vật liệu, cơ điện… để giúp một công trình có thể tiếp cận với tiêu chuẩn xanh.

Khi đạt được tiêu chí công trình xanh thì các chủ đầu tư mới dễ dàng gọi vốn xanh.

Phân tích từ khía cạnh kiến trúc, thực tế không phải bây giờ các chủ đầu tư mới nghĩ tới kiến trúc xanh. Kiến trúc xanh hài hoà thiên nhiên, sống tiện nghi trong toà nhà mà không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh đã có từ lâu. Tuy nhiên, xu hướng mới hiện nay yêu cầu khai thác sâu hơn yếu tố xanh trong cả bố trí công năng. Một công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố liên quan đến tiện nghi nhiệt, tiện nghi âm thanh, trải nghiệm con người trong công trình.

Khía cạnh kết cấu bên trong toà nhà cũng là yếu tố quan trọng. Nếu chủ đầu tư triển khai được kết cấu xanh thì về việc vận hành toà nhà về sau sẽ tiết kiệm chi phí điện, điều hoà, cách âm, cách nhiệt.

Vậy khó khăn lớn nhất của các chủ đầu tư khi muốn đạt tiêu chuẩn công trình xanh là gì?

- Việt Nam thiếu bộ tiêu chí đánh giá quá trình từ sản xuất đến thành phẩm đạt được chỉ tiêu xanh nào? Hiện bộ tiêu chí đang áp dụng ở Việt Nam chỉ dành cho sản phẩm đã tạo ra như sản phẩm như vật liệu có độc hại không, có thân thiện môi trường không? Khi xây dựng sẽ giúp công trình cách âm, cách nhiệt ra sao? Nhưng quá trình tạo ra sản phẩm chưa có bộ tiêu chí đánh giá của cơ quan quản lý về tiêu dùng năng lượng và nguyên vật liệu. Theo đánh giá cá nhân tôi, đa số các công trình ở Việt Nam mới chỉ gần đạt tiêu chuẩn xanh.

Trên thế giới hiện nay đang có rất nhiều bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh, nhiều chủ đầu tư lúng túng trong việc chọn bộ tiêu chí nào để áp dụng. Giải pháp cho câu chuyện này là gì, thưa ông?

- Hiện đang có nhiều bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh của Anh, Singapore, Úc, Nhật… nhưng các bộ đánh giá đó đều của công ty tư nhân nên mang tính thương mại và xét các yếu tố bề nổi. Họ chỉ đánh giá công trình này đem lại lợi ích gì về cách âm, cách nhiệt, bớt ảnh hưởng môi trường, bớt phát thải carbon ra sao? Thế nhưng họ không đặt câu hỏi về việc để sản xuất ra các vật liệu xây dựng xanh thì thải ra bao nhiêu CO2 ra môi trường? Lý do rất đơn giản, nếu xây dựng bộ tiêu chí quá khó để đạt được thì chủ đầu tư sẽ bỏ qua chọn bộ tiêu chí xanh khác dễ thở hơn để áp dụng.

Ví dụ, hiện trên thị trường đã có những vật liệu xây dựng sản xuất từ nhựa tái chế. Đối với các vật liệu đặc sẽ tiêu tốn thép, bêtông. Việc sử dụng vật liệu mới giúp các sàn nhẹ, giúp cách âm cách nhiệt, giảm lượng tiêu thụ bêtông, thép. Nhưng cũng thiếu các tiêu chí đánh giá xem quá trình sản xuất ra vật liệu xanh tiêu tốn bao nhiêu điện năng và phát thải bao nhiêu CO2.

Xin cảm ơn ông!

HƯƠNG NGUYỄN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn trong xây dựng tiêu chí xanh, chậm chân sẽ vụt mất cơ hội lớn

Minh Mạnh |

Doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng xanh vì thiếu những hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - về thực trạng của việc xây dựng bộ tiêu chí xanh tại Việt Nam.

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Thiếu bộ tiêu chí xanh, ngân hàng kêu khó trong cuộc đua Net Zero

Minh Ánh (Thực hiện) |

“Ngân hàng đang bỏ lỡ cơ hội nhận các khoản đầu tư dự án xanh do các tiêu chí đánh giá và danh mục dự án xanh chưa đầy đủ, đồng thời, gặp khó khăn trong việc lựa chọn, đánh giá, giám sát trong quá trình cấp tín dụng xanh” - Bà Từ Thị Kim Thanh - Thành viên Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chia sẻ.

Nhu cầu vàng thỏi và xu vàng của người Việt đang tăng

Hương Nguyễn |

Chuyên gia của Hội đồng Vàng Thế giới nhận định các nhà đầu tư đang rót tiền vào vàng thỏi và xu vàng như một kênh tích sản.

Phương án thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp giảm áp lực

Thanh Hằng |

Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được giáo viên, học sinh và chuyên gia trên cả nước tranh luận sôi nổi bởi mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng. Hiện nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án 2+2 - tức thí sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Gian nan chống buôn lậu ở các tuyến biên giới phía Bắc

Tân Văn |

Theo thống kê của lực lượng chức năng, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng con giống gia cầm có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh...

Đề xuất mức kỉ luật các cá nhân vụ bữa ăn không đủ no của đội tuyển trẻ quốc gia

MINH PHONG |

Cục Thể dục Thể thao đã có báo cáo và đề xuất kiểm điểm, kỉ luật các cá nhân, tập thể gửi Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, liên quan đến vụ việc của đội tuyển trẻ bóng bàn quốc gia.

Không còn hái ra tiền, tài xế xe ôm công nghệ nửa buổi được 43.000 đồng

VÂN HI |

Hà Nội - Thu nhập giảm một nửa, vắng khách, nằm vắt mình trên xe hàng giờ để chờ khách là tình trạng chung của nhiều xe ôm công nghệ hiện nay. Mặc dù từng được xem là nghề "hái ra tiền" nhưng vì tính cạnh tranh cao, không ổn định, nhiều lái xe công nghệ không còn mặn mà xem đây là nguồn thu nhập chính.

Khó khăn trong xây dựng tiêu chí xanh, chậm chân sẽ vụt mất cơ hội lớn

Minh Mạnh |

Doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng xanh vì thiếu những hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - về thực trạng của việc xây dựng bộ tiêu chí xanh tại Việt Nam.

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Thiếu bộ tiêu chí xanh, ngân hàng kêu khó trong cuộc đua Net Zero

Minh Ánh (Thực hiện) |

“Ngân hàng đang bỏ lỡ cơ hội nhận các khoản đầu tư dự án xanh do các tiêu chí đánh giá và danh mục dự án xanh chưa đầy đủ, đồng thời, gặp khó khăn trong việc lựa chọn, đánh giá, giám sát trong quá trình cấp tín dụng xanh” - Bà Từ Thị Kim Thanh - Thành viên Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chia sẻ.