“Đất vàng” sau khi di chuyển nhà máy, trường học lại thành cao ốc: Tắc vẫn hoàn tắc

HỮU CHÁNH |

Nhiều chuyên gia ủng hộ việc sớm đưa các nhà máy cũ, đơn vị, trường học,... ra khỏi nội thành Hà Nội. Tuy nhiên chuyên gia kỳ vọng, những nơi này được cải tạo thành không gian công cộng, công viên, khu vui chơi… thay vì xây chung cư, cao ốc, tạo ra gánh nặng về hạ tầng, giao thông, ô nhiễm môi trường.

Loạt cao ốc "mọc" lên trên đất vàng

Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành đã được lãnh đạo TP Hà Nội đặt ra từ đầu những năm 2000, cùng với đó là di dời các sở, ngành của thành phố và 26 cơ sở giáo dục ra khỏi khu vực nội đô.

Tuy nhiên đến nay, việc di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, trường học,... diễn ra ì ạch. Điều đáng nói, nhiều khu đất sau di dời đều được các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản thâu tóm để xây chung cư, nhà ở thương mại hoành tráng.

Điển hình tại quận Thanh Xuân – nơi trước đây được ví như thủ phủ của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ của Thủ đô. Sau khi di dời các cơ sở công nghiệp khỏi khu vực này, những chung cư, tòa nhà văn phòng ùn ùn mọc lên.

Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân trước đây do một Xí nghiệp xe buýt thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý, sử dụng. Ảnh: Hữu Chánh
Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân. Ảnh: Hữu Chánh

Điều này tiếp tục tạo ra gánh nặng về hạ tầng, giao thông, đồng thời đi ngược với chủ trương giãn dân ra khỏi nội đô của Hà Nội.

Theo ghi nhận của Lao Động, tuyến đường Nguyễn Tuân tuy chỉ dài 1km, nhưng đến nay đã có đến 3 dự án cao ốc mọc trên đất công nghiệp sau di dời nhà máy.

Cụ thể, khu đất tại 90 Nguyễn Tuân có diện tích 3,7ha. Ban đầu khu đất này được cho phép thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên hậu di dời nhà máy.

Tuy nhiên, tháng 7.2017, UBND TP Hà Nội đã ký quyết định thu hồi khu đất này và giao cho Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng nhà ở. Dự án gồm 87 nhà thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng cao 29 tầng nổi.

Tuyến đường Nguyễn Tuân đã có đến 3 dự án cao ốc “mọc” trên đất công nghiệp sau di dời nhà máy. Ảnh: Hữu Chánh
Tuyến đường Nguyễn Tuân đã có đến 3 dự án cao ốc “mọc” trên đất công nghiệp sau di dời nhà máy. Ảnh: Hữu Chánh

Tương tự là dự án Thống Nhất Complex với tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000 m2 tại số 82 Nguyễn Tuân vốn là đất công nghiệp của Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất.

Cũng nằm ngay trên trục đường Nguyễn Tuân, trên khu đất 2,2 ha sau khi bị thu hồi, Công ty cổ phần Dệt Mùa Đông đã được giao lại cho Công ty cổ phần bất động sản Mùa Đông - VID, một công ty do chính Công ty dệt Mùa Đông sáng lập, để thực hiện dự án xây dựng Tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng (47 Nguyễn Tuân) gồm 4 tòa cao từ 27 đến 35 tầng với hơn 1.500 căn hộ.

Theo tìm hiểu, tại một số khu đất nhà máy, xí nghiệp di dời tại quận Cầu Giấy, Hoàng Mai,... cũng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm dự án tổ hợp chung cư cao cấp, thương mại, văn phòng.

Làm gì với đất vàng sau di dời?

KTS Phạm Thúy Loan - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng cho rằng, Hà Nội là một thành phố mà giá trị đất đai được so sánh như kim cương. Chính vì vậy, sau khi nhà máy được di dời, đây là những không gian mà nhiều người mong muốn có được.

Bên cạnh việc chậm di dời các nhà máy ra khỏi nội đô, thực tế cho thấy, sau khi di dời nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, hầu hết quỹ đất trống lại được thay thế bằng các tòa nhà chọc trời hoặc các khu chung cư, khu đô thị hiện đại. Rất hiếm các công trình cây xanh, công viên, trường học được xây dựng tại khu vực này.

Theo PGS.TS.KTS Lê Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các nhà máy cũ sau khi di dời cần chuyển đổi thành không gian sáng tạo, công viên, cây xanh nhằm cung cấp thêm không gian công cộng cho người dân Hà Nội, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị.

Nhà máy bia Hà Nội thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô. Ảnh: Hữu Chánh
Nhà máy bia Hà Nội thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô. Ảnh: Hữu Chánh

Ngoài ra, với hơn 100 nhà máy, cơ sở công nghiệp đã và đang được di dời khỏi nội thành Hà Nội từ 2019, trong đó có những công trình có tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử, những khu vực này rất phù hợp để xây dựng các di tích có không gian văn hóa sống động.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho rằng, việc tái thiết đô thị từ quỹ đất di dời các cơ sở công nghiệp cũ cần được lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế đầu tư, xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất.

"Các khu nhà máy sau khi di dời cần được ưu tiên sử dụng cho các mục đích công cộng và bảo tồn, giữ gìn nâng cao giá trị di sản, công nghiệp có giá trị", ông Hùng nhận định.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Dời nhà máy, trường đại học khỏi nội đô: Cần chế tài đủ mạnh

HỮU CHÁNH |

Cùng với quyết tâm chính trị để thực hiện việc di dời cơ sở công nghiệp, trường đại học ra khỏi nội đô Hà Nội, theo chuyên gia, còn cần chế tài đủ mạnh buộc các cơ sở thuộc diện di dời phải giao lại mặt bằng để đến địa điểm mới.

Dân đếm ngày di dời nhà máy gây ô nhiễm giữa khu dân cư ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Nhà máy gốm sứ nằm giữa khu dân cư ở thị xã Phú Thọ hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Di dời Nhà máy Xe lửa Gia Lâm: Đường sắt đề nghị xem xét thấu đáo

Đặng Tiến |

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, trong đó có cơ sở nhà đất Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Tuy nhiên, ngành Đường sắt cho biết, sẽ có văn bản kiến nghị xem xét thấu đáo về tính pháp lý.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Hà Nội: Đăng kiểm hạ nhiệt, không còn xếp hàng dài cả cây số

Thái Mạnh |

Tình hình đăng kiểm tại Hà Nội hiện nay đã hạ nhiệt, nhiều chủ xe phấn khởi vì việc thực hiện đăng kiểm đã nhanh và dễ dàng hơn.

62 triệu USD đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 3

Đức Mạnh |

Tháng 3, Việt Nam ghi nhận thêm 62 triệu USD vào ròng trên thị trường chứng khoán. Trong đó, có 1.100 tỉ đồng từ các quỹ ETF và 201,8 tỉ đồng từ các quỹ chủ động.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến COVID-19 tăng mạnh

Nhóm PV |

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 3 đến 10.4 cả nước thêm 419 ca mắc COVID-19, là tuần ghi nhận số ca cao nhất thời gian qua. Bác sĩ chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng mạnh.

Nhiều giải pháp nhằm hạn chế xếp hàng từ đêm chờ nhận BHXH một lần

Nam Dương - Phương Ngân |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng người lao động (NLĐ) xếp hàng từ đêm chờ nhận BHXH một lần tại BHXH huyện Hóc Môn.

Dời nhà máy, trường đại học khỏi nội đô: Cần chế tài đủ mạnh

HỮU CHÁNH |

Cùng với quyết tâm chính trị để thực hiện việc di dời cơ sở công nghiệp, trường đại học ra khỏi nội đô Hà Nội, theo chuyên gia, còn cần chế tài đủ mạnh buộc các cơ sở thuộc diện di dời phải giao lại mặt bằng để đến địa điểm mới.

Dân đếm ngày di dời nhà máy gây ô nhiễm giữa khu dân cư ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Nhà máy gốm sứ nằm giữa khu dân cư ở thị xã Phú Thọ hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Di dời Nhà máy Xe lửa Gia Lâm: Đường sắt đề nghị xem xét thấu đáo

Đặng Tiến |

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, trong đó có cơ sở nhà đất Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Tuy nhiên, ngành Đường sắt cho biết, sẽ có văn bản kiến nghị xem xét thấu đáo về tính pháp lý.