Chưa lên quận, làng quê đã chằng chịt đất phân lô bán nền

Lan Nhi |

Thông tin TP. Hà Nội sẽ hỗ trợ và quyết tâm đưa hai huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023 đang khiến cho giá đất tại hai địa phương này tăng mạnh. Tại nhiều làng, xuất hiện tình cảnh trục đường thôn xóm chằng chịt những lô đất được phân lô bán nền.

Giá đất tăng nóng

Dù là đất thôn quê nhưng theo bà T.H (thôn Nghĩa Lại, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh) tấm tắc, giá đất ở đây đang tăng lên từng ngày, giờ có tiền cũng khó mua được. Riêng 3 lô đất cỏ dại mọc um tùm trước cửa nhà bà T.H đang có giá 64 triệu đồng/m2 nhưng hầu hết đã có chủ sở hữu. 

"Gần đây có nhiều người lặn lội từ Thủ đô về tìm kiếm, xe cộ đi lại ầm ầm trong thôn. Giờ có muốn mua đất thì ít nhất cũng phải có tiền tỉ trong tay" - bà T.H nói.

 
Những mảnh đất phân lô cỏ dại mọc um tùm ở thôn Nghĩa Lại. Ảnh: Lan Nhi

Cho rằng thông tin huyện lên quận cũng là một "cú hích" lớn khiến giá đất khởi sắc trở lại sau thời gian dài ảm đạm, người môi giới đất tên Tùng (thôn Nghĩa Lại) nhiệt tình chia sẻ với PV, đa số khách hàng thường chốt mua nhanh những mảnh đất ở ven trục đường làng có giá gần 71 triệu đồng/m2 để thuận tiện trong việc di chuyển, xe ô tô ra vào thoải mái.

Anh Tùng đưa ra định hướng đầu tư, thông tin giá đất chững lại ở đâu thì không biết nhưng riêng ở thôn Nghĩa Lại thì giá đất vẫn đang rất ổn định. Trước kia nếu có nguồn tiền nhàn rỗi thì anh cũng đã chốt mua hết cả 3 mảnh ở đây rồi. Nếu có khách ưng ý thì chỉ cần gọi điện, anh sẽ kết nối với chủ đất để thương lượng giảm bớt, giao dịch nhanh chóng.

 
Người môi giới đất tên Tùng giới thiệu những mảnh đất phân lô có mức giá gần 71 triệu đồng/m2 ở thôn Nghĩa Lại. Ảnh: Lan Nhi

"Hiện tại giá đất tại huyện Gia Lâm cũng đang biến động mạnh. Riêng tại khu vực Đặng Xá, giá đất đang dao động khoảng 56 triệu đồng/m2, tăng gần 10 triệu đồng/m2 so với hồi đầu năm" -  người môi giới đất tên H (huyện Gia Lâm) thông tin.

Mượn cớ "thổi" giá đất 

Theo tìm hiểu của PV, từ khi có thông tin thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 3 - 5 huyện lên quận, giá đất tại huyện Đông Anh và Gia Lâm đã liên tục biến động. Đáng chú ý, dù chưa đủ tiêu chí lên quận thế nhưng nhiều cò đất tại đây đã ngang nhiên mượn cớ, "thổi giá" đất ao vườn ngang ngửa với giá đất thổ cư.

Giới thiệu một mảnh đất có căn nhà 4 tầng đã được xây dựng sẵn trong ngõ nhưng chưa hoàn thiện nội thất, anh T.L (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, chỉ cần khách hàng ưng ý, đặt cọc ít tiền là anh có thể sang tên sổ đỏ. Hiện tại việc mua bán đất tuy không sôi động, rầm rộ như hồi đầu năm nhưng theo anh T.L dự đoán nếu bước sang năm 2023, huyện Đông Anh và Gia Lâm chính thức lên quận thì giá đất tại đây sẽ rất khó lường.

 
Làng quê đã chằng chịt đất phân lô bán nền. Ảnh: LN

Đến nay, huyện Đông Anh đã đạt 26/27 tiêu chí huyện thành quận, 13/15 tiêu chí xã thành phường theo bộ tiêu chí chung của thành phố. Huyện này chỉ còn 1 tiêu chí chưa đạt là tỉ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật. Để hoàn thành tiêu chí này, phải đầu tư hệ thống thu gom dẫn nước thải trên địa bàn huyện về Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long, nhưng đến nay dự án này chưa được đầu tư triển khai.

UBND TP Hà Nội trước đó có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng "bong bóng" bất động sản trên địa bàn.

Trong đó giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì công bố công khai các đồ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính... tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Quận lên thành phố, huyện lên quận, đời sống người dân có lên?

Lê Thanh Phong |

UBND TP Hà Nội giao 5 huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập đề án huyện lên quận gồm có Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng.

Hà Nội: 5 huyện được ủy quyền lập đề án lên quận

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội giao 5 huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập đề án lên quận gồm có Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng.

Mua đất 13 năm không có sổ đỏ, xã làm sai bắt dân chịu

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Liên quan đến việc hàng chục hộ dân tại xã Yên Quang, huyện Nho Quan, Ninh Bình đã nộp tiền mua đất cho xã 13 năm và đã được giao đất nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), lãnh đạo UBND huyện Nho Quan xác định do xã làm sai.

Chung cư có thời hạn có thể gây áp lực lên tâm lý mua đất ở

CAO NGUYÊN |

Trong dự thảo Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng có đề xuất về phương án quy định thời gian sở hữu nhà chung cư. Một số ý kiến cho rằng, tại thời điểm hiện nay chưa phù hợp với tâm lý chung người mua nhà, việc này vô hình trung khuyến khích tâm lý mua đất ở.

Vụ chốt mua đất nền nhanh như chớp: Chiêu trò gây sốt ảo thị trường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Phước - Người dân không khỏi ngỡ ngàng khi xem clip nhóm người đi ôtô tụ tập chạy đi chạy lại chốt mua đất nhanh hơn mua rau. Các ý kiến cho rằng đây chỉ là chiêu trò gây sốt ảo, hướng đến khách hàng nhẹ dạ cả tin.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Quận lên thành phố, huyện lên quận, đời sống người dân có lên?

Lê Thanh Phong |

UBND TP Hà Nội giao 5 huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập đề án huyện lên quận gồm có Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng.

Hà Nội: 5 huyện được ủy quyền lập đề án lên quận

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội giao 5 huyện thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập đề án lên quận gồm có Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng.

Mua đất 13 năm không có sổ đỏ, xã làm sai bắt dân chịu

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Liên quan đến việc hàng chục hộ dân tại xã Yên Quang, huyện Nho Quan, Ninh Bình đã nộp tiền mua đất cho xã 13 năm và đã được giao đất nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), lãnh đạo UBND huyện Nho Quan xác định do xã làm sai.

Chung cư có thời hạn có thể gây áp lực lên tâm lý mua đất ở

CAO NGUYÊN |

Trong dự thảo Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng có đề xuất về phương án quy định thời gian sở hữu nhà chung cư. Một số ý kiến cho rằng, tại thời điểm hiện nay chưa phù hợp với tâm lý chung người mua nhà, việc này vô hình trung khuyến khích tâm lý mua đất ở.

Vụ chốt mua đất nền nhanh như chớp: Chiêu trò gây sốt ảo thị trường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Phước - Người dân không khỏi ngỡ ngàng khi xem clip nhóm người đi ôtô tụ tập chạy đi chạy lại chốt mua đất nhanh hơn mua rau. Các ý kiến cho rằng đây chỉ là chiêu trò gây sốt ảo, hướng đến khách hàng nhẹ dạ cả tin.