Chủ đầu tư sẽ không còn dễ lách luật huy động vốn bán lúa non

Bảo Chương |

TPHCM - Thời gian qua, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản cố tình lách luật, huy động vốn bằng hình thức nhận tiền đặt cọc giữ chỗ, ký hợp đồng hứa mua hứa bán, dẫn đến tranh chấp rất nhiều.

Thu cọc rồi chiếm dụng vốn

Mới xin được chủ trương đầu tư, chưa được phép mở bán, Công ty TNHH Tiến Phát Đông Bắc (Quận 3, TPHCM) đã mở bán, nhận đặt cọc của khách cho dự án nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại số 375 - 377 đường Nơ Trang Long, Phường 13, quận Bình Thạnh (tên thương mại Ascent Plaza).

Cụ thể, theo phản ánh từ nhiều khách hàng, khoảng năm 2018, hàng trăm khách hàng ký hợp đồng đặt cọc mua căn hộ chung cư Ascent Plaza (sẽ hình thành trong tương lai) ở quận Bình Thạnh, TPHCM, do Công ty TNHH Tiến Phát Đông Bắc làm chủ đầu tư. Mức tiền cọc mà công ty thu bằng khoảng 25% giá trị căn hộ, từ 600 triệu - 1 tỉ đồng.

Sau nhiều lần điều chỉnh hợp đồng, Tiến Phát Đông Bắc dự kiến ký hợp đồng mua bán vào ngày 20.9.2021. Tuy nhiên, chờ đến năm 2022, khách phát hiện dự án chưa đủ thủ tục mở bán, chưa xây dựng, dự án vẫn là bãi đất trống chưa thi công, nên yêu cầu thanh lý hợp đồng đặt cọc, trả lại tiền.

Bị phát hiện vi phạm, Công ty Tiến Phát Đông Bắc cũng ra văn bản trong đó có hứa sẽ thanh lý hợp đồng, hứa trả lại tiền, nhưng đến nay hơn 1 năm, khách vẫn chưa nhận được đủ tiền.

Người mua nhà sẽ được bảo vệ

Trường hợp nêu trên chỉ là một trong số hàng chục dự án lách luật huy động vốn của khách hàng qua hình thức đặt cọc và chiếm dụng vốn nhưng không triển khai trong nhiều năm trên địa bàn TPHCM.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), lâu nay, hoạt động đặt cọc để mua bất động sản là rất phổ biến và tuân theo khoản 2, điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Điều khoản này không quy định mức tiền đặt cọc tối đa nên đã có những chủ đầu tư dự án bất động sản nhận tiền đặt cọc với mức cao (có trường hợp bằng 90 - 95% giá trị giao dịch) rồi chiếm dụng. Đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn cho thị trường.

Thực tế, Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành chưa công nhận các loại hình hợp đồng nhận cọc như trên. Nhiều người xác định đây là một hình thức huy động vốn trá hình, một dạng “bán lúa non” của chủ đầu tư, ông Châu cho biết.

Vấn đề này kỳ vọng sẽ được chấn chỉnh với việc Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào ngày 28.11 vừa qua.

Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này.

Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, quy định mức đặt cọc không quá 5% giá bán căn hộ là phù hợp với thực tế để vừa đảm bảo số tiền cọc không nhằm huy động vốn, vừa có giá trị đủ lớn để 2 bên tuân thủ hợp đồng.

Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định chủ đầu tư chỉ thu tiền cọc khi dự án đủ điều kiện kinh doanh, bởi lúc này dự án đã đủ điều kiện mở bán và chủ đầu tư được phép thu số tiền lần đầu theo quy định (không quá 30% giá trị hợp đồng).

Thay vào đó, chỉ cần quy định chủ đầu tư dự án được nhận tiền đặt cọc hứa mua, hứa bán nhà ở hình thành trong tương lai sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và đã khởi công xây dựng công trình.

Luật sư Nguyễn Đăng Tư, Công ty luật TNHH TriLaw, TPHCM nêu lên một vấn đề là, cũng có nhiều trường hợp chủ đầu tư nhận đặt cọc, tuy nhiên khi giá đất và giá nhà tăng lên thì không ít chủ đầu tư sẵn sàng đền cọc mà không tiếp tục ký hợp đồng mua bán.

Cũng có trường hợp đặt cọc thấp, khi bất động sản đóng băng và giảm giá thì khách hàng cũng sẵn sàng bỏ cọc.

Cơ quan quản lý cần quy định thêm để khi ký kết đặt cọc, chủ đầu tư phải cung cấp thư bảo lãnh của ngân hàng về việc cam kết hoàn trả tiền đặt cọc cho khách hàng khi chủ đầu tư vi phạm thỏa thuận.

Đề xuất này sẽ tạo điều kiện hơn cho chủ đầu tư huy động vốn và cũng bảo đảm quyền lợi của khách hàng khi chủ đầu tư vi phạm các cam kết của mình.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Kiều nữ Hải Dương lừa huy động vốn để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng

Mai Dung |

Chiều 5.10, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa khởi tố, bắt tạm giam một đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lách luật huy động vốn bằng hình thức đặt cọc khi dự án chưa đủ điều kiện

Bảo Chương |

Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp tìm cách lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, bởi lẽ vốn huy động từ khách hàng chi phí sẽ thấp hơn vốn vay nhiều lần.

Bộ Công an từng cảnh báo về chiêu huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam

Quang Việt |

Gần một năm trước, Cục An ninh kinh tế Bộ Công an đã cảnh báo việc huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự của Công ty bất động sản Nhật Nam.

Công nhân Thái Bình mong có sân chơi để thư giãn sau giờ làm việc

Lương Hà |

Thái Bình - Nhiều đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình mong muốn được đầu tư thiết chế văn hóa, để có sân chơi thư giãn sau giờ làm việc.

Công nhân thêm kỳ vọng về chỗ an cư với chính sách nhà ở mới

Nguyễn Tùng |

Nhiều công nhân tại các khu công nghiệp thêm niềm tin, kỳ vọng sẽ có được nơi an cư, lạc nghiệp khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn.

Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Minh Hạnh |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra từ ngày 1 - 3.12.2023, với sự tham dự của 1.100 đại biểu. Đoàn Hà Nam có 12 đại biểu, đại diện cho hơn 113.000 đoàn viên, công nhân viên chức, lao động toàn tỉnh tham dự đại hội.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đồng hành cùng công đoàn cơ sở

Nghĩa Thanh |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 khâu đột phá sẽ được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cho ý kiến thảo luận. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023. Kết quả của hoạt động này là cơ sở để tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ tới nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Bồi dưỡng nữ cán bộ Công đoàn tâm huyết, đáp ứng nhiệm vụ được giao

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo Công đoàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng trong giai đoạn tới, nữ cán bộ Công đoàn cấp cơ sở sẽ có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, chịu thương, chịu khó, có tâm huyết với công việc được giao.

Kiều nữ Hải Dương lừa huy động vốn để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng

Mai Dung |

Chiều 5.10, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa khởi tố, bắt tạm giam một đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lách luật huy động vốn bằng hình thức đặt cọc khi dự án chưa đủ điều kiện

Bảo Chương |

Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp tìm cách lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, bởi lẽ vốn huy động từ khách hàng chi phí sẽ thấp hơn vốn vay nhiều lần.

Bộ Công an từng cảnh báo về chiêu huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam

Quang Việt |

Gần một năm trước, Cục An ninh kinh tế Bộ Công an đã cảnh báo việc huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự của Công ty bất động sản Nhật Nam.