Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Thạch Lam (T/H) |

Lấn chiếm đất đai thường xảy ra giữa các hộ gia đình liền kề và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp đất đai. Nhiều người dân thắc mắc cần giải quyết thế nào khi hàng xóm lấn chiếm đất.

Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai hiện hành, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, người bị lấn chiếm giải quyết như sau:

Thương lượng, hòa giải đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm

Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trước tiên người bị lấn chiếm đất có thể thương lượng, tự hòa giải để giải quyết vụ việc.

Trường hợp hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó:

+ Trách nhiệm tổ chức hòa giải: Thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị tranh chấp, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

+ Thời hạn giải quyết: Tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

+ Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

Nếu hòa giải thành: Thực hiện theo kết quả hòa giải. Trường hợp lấy lại được đất bị lấn chiếm và có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới.

Nếu hòa giải không thành: Người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết (theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp

* Trường hợp đất đã có sổ đỏ:

Trong trường hợp các bên tranh chấp có sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)

* Trường hợp đất chưa có sổ đỏ:

Trường hợp đất không có Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Theo đó, trường hợp giải quyết tại Ủy ban nhân dân, thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.

Thạch Lam (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Yêu cầu sớm xử lý nạn phá, lấn chiếm đất rừng xảy ra ở Công ty Buôn Ja Wầm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền ở huyện Cư M'Gar bố trí thêm lực lượng, ngăn chặn nạn phá, lấn chiếm đất rừng đang xảy ra trên lâm phần của Công ty Buôn Ja Wầm.

Xảy ra hơn 500 vụ phá, lấn chiếm đất rừng ở một công ty lâm nghiệp tại Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong 2,5 năm, trên lâm phần do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý đã xảy ra đến 524 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép, với diện tích 360,57 ha.

Chủ rừng ở Quảng Trị sẽ khởi kiện người lấn chiếm đất rừng

HƯNG THƠ |

Yêu cầu hộ dân trả lại hơn 6ha đất rừng tự nhiên phòng hộ bị lấn chiếm nhưng không thành, chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) sẽ khởi kiện ra tòa để đòi lại đất.

Hé mở số phận Khu đô thị 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hải Phòng

Quang Dân |

Từ vai trò là dự án 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hải Phòng, Khu đô thị Our City chính thức đổi chủ về tay các nhà đầu tư trong nước.

Không giữ được cán bộ y tế học đường, gánh nặng đè vai người kiêm nhiệm

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Với đãi ngộ và cơ hội thấp, nhiều nơi không tuyển dụng được cán bộ y tế học đường, hoặc có tuyển được nhưng không bao lâu thì cũng không giữ được. Thiếu cán bộ y tế học đường, nhiều trường học tại ĐBSCL đã “hô biến” giải pháp bằng cách giao nhiệm vụ này cho giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên, vừa không có chuyên môn, lại phải lo công việc giảng dạy, khiến trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho học sinh trở thành gánh nặng đè lên vai những người kiêm nhiệm...

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang bị đề nghị kỷ luật

NGUYÊN ANH |

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 5,6 tỉ đồng.

Nhiều vụ cháy thương tâm, Thủ tướng Chính phủ khẳng định đã nhận diện và có giải pháp

Cường Ngô - Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, gần đây chứng kiến nhiều vụ cháy nổ rất thương tâm như cháy karaoke, chung cư mini. Tình trạng này đã được nhận diện và thực trạng đã biết. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có các hành động để phòng, chống, ngăn chặn.

Kiốt chợ truyền thống cho thuê, sang lại giá rẻ cũng không có khách

NGỌC ÁNH - KHÁNH LINH |

TPHCM - Tưởng rằng khi dịch COVID-19 qua đi, chợ truyền thống sẽ trở lại nhộn nhịp, nhưng thói quen mua hàng online cùng với việc kinh tế khó khăn khiến nhiều kiốt bán hàng trong chợ truyền thống dần mất khách. Nhiều kiốt đóng cửa rao cho thuê, sang nhượng giá rẻ nhưng cũng không có người quan tâm.

Yêu cầu sớm xử lý nạn phá, lấn chiếm đất rừng xảy ra ở Công ty Buôn Ja Wầm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền ở huyện Cư M'Gar bố trí thêm lực lượng, ngăn chặn nạn phá, lấn chiếm đất rừng đang xảy ra trên lâm phần của Công ty Buôn Ja Wầm.

Xảy ra hơn 500 vụ phá, lấn chiếm đất rừng ở một công ty lâm nghiệp tại Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong 2,5 năm, trên lâm phần do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý đã xảy ra đến 524 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép, với diện tích 360,57 ha.

Chủ rừng ở Quảng Trị sẽ khởi kiện người lấn chiếm đất rừng

HƯNG THƠ |

Yêu cầu hộ dân trả lại hơn 6ha đất rừng tự nhiên phòng hộ bị lấn chiếm nhưng không thành, chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) sẽ khởi kiện ra tòa để đòi lại đất.