Các mức phạt hành chính khi xây dựng nhà ở chưa có giấy phép

Kim Nhung (T/H) |

Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng, người dân phải có giấy phép trước khi khởi công.

Cần có giấy phép xây dựng trước khi khởi công công trình

Theo quy định tại Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.

- Đối với công trình phải có giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép theo quy định.

- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.

- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định pháp luật.

- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 3 ngày làm việc.

 
Việc khởi công xây dựng công trình nhà ở phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì người dân không được khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép.

Trường hợp khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép xây dựng sẽ bị coi là hành vi xây dựng không phép và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt xây dựng nhà ở không phép

Theo đó, Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép như sau:

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc 2 trường hợp dưới đây.

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Ngoài mức phạt tiền trên, theo Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, người có hành vi xây dựng nhà không phép sẽ bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc.

Đối với nhà ở xây dựng không phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

- Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.

Kim Nhung (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở bình dân khan hiếm, người dân "đỏ mắt" tìm mua

Lan Nhi |

Hà Nội - Phân khúc nhà ở thương mại giá bình dân đang ngày càng khan hiếm trên thị trường bất động sản, khiến nhiều người dân tại TP. Hà Nội khó có cơ hội sở hữu.

Xây dựng quỹ dự phòng cho nhà ở giá rẻ

An Huy |

Tình trạng tăng nóng về giá bất động sản đang gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, đặc biệt việc tăng nóng giá bất động sản sẽ khiến cho người thu nhập thấp khó có cơ hội về nhà ở, đẩy người thu nhập thấp ra xa trung tâm.

Năm 2022: Giải quyết cơ bản về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ nghèo

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng cho biết, trong năm tới (2022) sẽ tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở trong giai đoạn thích ứng với dịch COVID-19.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Nhà ở bình dân khan hiếm, người dân "đỏ mắt" tìm mua

Lan Nhi |

Hà Nội - Phân khúc nhà ở thương mại giá bình dân đang ngày càng khan hiếm trên thị trường bất động sản, khiến nhiều người dân tại TP. Hà Nội khó có cơ hội sở hữu.

Xây dựng quỹ dự phòng cho nhà ở giá rẻ

An Huy |

Tình trạng tăng nóng về giá bất động sản đang gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, đặc biệt việc tăng nóng giá bất động sản sẽ khiến cho người thu nhập thấp khó có cơ hội về nhà ở, đẩy người thu nhập thấp ra xa trung tâm.

Năm 2022: Giải quyết cơ bản về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ nghèo

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng cho biết, trong năm tới (2022) sẽ tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở trong giai đoạn thích ứng với dịch COVID-19.