Xử lý nghiêm việc bán hàng hóa, sản phẩm đã hết hạn sử dụng

Vĩnh Linh |

Tất cả hàng hóa, sản phẩm khi hết thời hạn sử dụng thì phải tiêu hủy, chỉ một số ít trường hợp có thể tái chế, tận dụng nhưng cũng phải theo quy trình hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc tự giác tiến hành tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng là rất hiếm, gần như không có

Hiện nay, tình trạng lưu hành, mua bán hàng hóa hết hạn sử dụng, nhất là các loại thực phẩm, mỹ phẩm, nước uống gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng là khá phổ biến. Theo quy định thì tất cả hàng hóa, sản phẩm khi hết thời hạn sử dụng thì phải tiêu hủy, chỉ một số ít trường hợp có thể tái chế, tận dụng nhưng cũng phải theo quy trình hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp, nhà phân phối tự giác tiến hành tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng là rất hiếm, gần như không có!  

Vậy câu hỏi đặt ra là số hàng hóa, sản phẩm đã hết hạn sử dụng đó đi đâu? Nhiều người cho rằng nó vẫn được lén lút, thậm chí có cả công khai đưa ra thị trường lưu hành, tiêu thụ! Câu trả lời này xem ra rất có lý, phản ánh đúng tình hình hiện nay. Bởi vì, trên thực tế các vụ việc tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng chủ yếu là do cơ quan chức năng thu giữ và đưa ra tiêu hủy trong các vụ việc vi phạm pháp luật bị phát hiện, còn ngoài ra gần như không có doanh nghiệp nào tiêu hủy có chăng chỉ là chiêu thức quảng cáo, quảng bá sản phẩm, hàng hóa mà thôi. 

Ở các nước tiên tiến trên thế giới việc tiêu hủy hàng hóa, sản phẩm hết hạn sử dụng là việc làm thường xuyên, bình thường của các doanh nghiệp. Trường hợp các doanh nghiệp, nhà phân phối nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể bị cấm sản xuất, kinh doanh, nếu không thì người tiêu dùng cũng sẽ tẩy chay dẫn đến phá sản. 

Ở nước ta tình trạng vi phạm về nhãn mác, thời hạn sử dụng sản phẩm, hàng hóa còn khá phổ biến, diễn ra tràn lan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trước hết là trách nhiệm của các nhà phân phối, bán lẻ. Nhiều nhà phân phối, bán lẻ đã không thống kê, báo cáo và trả lại hàng hóa hết hạn sử dụng cho nhà sản xuất đưa đi tiêu hủy hoặc có báo cáo thống kê để lấy lại tiền, nhưng vẫn đưa hàng hóa đó ra thị trường tiêu thụ để trục lợi riêng. Tiếp đến là trách nhiệm của các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đó là chưa có thói quen về việc theo dõi, nắm bắt tình hình phân phối, bán lẻ để thu hồi các sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng để tiêu hủy, tái chế.  

Ở khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp đã không kiên quyết bảo vệ uy tín cho sản phẩm, hàng hóa của mình, đôi khi còn thể hiện sự đồng tình với việc làm của nhà phân phối, bán lẻ cố ý đưa các sản phẩm hết hạn sử dụng ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp kiên quyết, hiệu quả để kiểm tra, xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề này. Những trường hợp vi phạm cần phải xử lý thật nặng, thậm chí có thể cấm sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa. 

Ngoài ra, còn có trách nhiệm của người tiêu dùng, với tư cách là người quyết định cuối cùng về có mua sắm, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm hết hạn sử dụng hay không. Người tiêu dùng cũng cần nâng cao kiến thức, nắm bắt, hiểu biết về các loại hàng hóa, sản phẩm như xem hạn sử dụng trên bao bì, chất lượng hàng hóa trước khi mua sắm… Kiên quyết không tiêu thụ, sử dụng hàng hóa hết hạn sử dụng và có trách nhiệm tố cáo hành vi phạm pháp luật cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để xử lý kịp thời, triệt để.

Có như vậy mới, ngăn chặn triệt để, tận gốc tình trạng các loại hàng hóa, sản phẩm đã hết hạn sử dụng vẫn tiếp tục được lưu thông, mua bán, tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh.               Vĩnh Linh  tỉnh Kon Tum 

 

 

Vĩnh Linh
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.