Vụ cô giáo quỳ gối: Cần làm rõ việc hiệu trưởng bỏ đi “dự giờ” khi giáo viên bị xúc phạm?

HẢI ĐĂNG |

Nguyên nhân dẫn tới sự việc cô giáo phải quỳ gối chuộc lỗi 40 phút gây bức xúc dư luận, ngoài sự quá quắt của phụ huynh, là do Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh đã bỏ đi “dự giờ” đúng lúc nước sôi lửa bỏng.

Rất nhiều ý kiến bức xúc, phê phán hành vi của thầy hiệu trưởng, mặc dù đã thấy phụ huynh lên tiếng gây áp lực, buộc GV phải quỳ gối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, nhưng ông này đã bỏ mặc, lẩn tránh.

Trong khi, chính cô giáo cũng nấn ná, chờ đợi sự xuống nước của phụ huynh và sự bảo vệ của hiệu trưởng. Nhưng vị hiệu trưởng này đã đi “dự giờ” rất “đúng lúc”. Hành vi này quá khó hiểu, nếu không nói là vô cảm, vì lúc đó, không thể có gì cấp bách hơn là giải quyết tình huống nhân phẩm GV đang bị xâm hại, bởi những phụ huynh hành xử ngang ngược. 

Đã có nhiều ý kiến bức xúc, đề nghị xem xét trách nhiệm, kỷ luật cách chức vị hiệu trưởng vô trách nhiệm, vô hình trung tiếp tay cho những kẻ có hành vi côn đồ.

Một chi tiết quan trọng đáng lưu ý, cần được xác minh, đó là ông hiệu trưởng có đi dự giờ thật hay đó chỉ là cái cớ để trốn tránh trách nhiệm.

Dự giờ không phải là nhiệm vụ bắt buộc, cấp bách đối với hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, việc đánh giá giáo viên, dự giờ thăm lớp là trách nhiệm của tổ chuyên môn và các GV khác. Hiệu trưởng có thể tham gia dự giờ trong một số trường hợp như thao giảng, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo…                                    

Nếu hôm đó hiệu trưởng dự giờ, cần xác minh là dự giờ lớp nào, GV nào, theo kế hoạch nào, kiểm tra qua sổ ghi chép, lịch báo giảng, và thông qua xác minh từ học sinh, để tránh trường hợp thống nhất với GV nhằm né trách nhiệm.

Đặc biệt, sau khi sự việc xảy ra, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh – Huỳnh Công Sơn thông tin với PV Báo Long An là ông phải “đi công tác” nên không chứng kiến việc cô giáo phải quỳ.                        

Tuy nhiên, sau đó, trong bản tường trình, ông Huỳnh Công Sơn lại nói sau khi có phụ huynh lên tiếng yêu cầu cô giáo quỳ, ông đã đi “dự giờ”, nên đã để xảy ra sự việc đáng tiếc.

“Đi công tác” và “dự giờ” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Việc ông hiệu trưởng thông tin “tiền hậu bất nhất” dẫn đến nghi ngờ ông thiếu trung thực, cần phải xác minh, làm rõ.

Trường hợp ông Sơn đi dự giờ thật, cũng không thể tránh được trách nhiệm. Còn nếu ông không dự giờ, thì còn thêm lỗi thiếu trung thực, điều không thể chấp nhận đối với một cán bộ quản lý giáo dục.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần sớm "giải cứu" học sinh

Kỳ Quan |

Chuyện cô giáo quỳ xin lỗi cha mẹ học sinh (CMHS) ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) xảy ra đã gần 2 tuần. Suốt thời gian đó, hơn 500 HS của trường chính là những người chịu hậu quả nhiều nhất. Cần sớm ổn định mọi chuyện để trả lại cho các em môi trường học tập thân thiện, trong lành.

Bức tâm thư gửi phụ huynh ép cô giáo quỳ gối gây xúc động

HUYÊN NGUYỄN |

Bằng góc nhìn từ một người cha, một thầy giáo, một nhà quản lý, thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - giáo viên Trường THCS Võ Xán, Bình Định, người đã có hơn 30 năm đứng trên bục giảng - đã viết nên những dòng tâm sự bằng thơ đầy xúc động về vụ việc cô giáo quỳ gối như lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người trong sự việc này. 

Vụ cô giáo quỳ gối: Chúng ta đã quên bẵng đi những đứa trẻ?

Đặng Chung |

Trong câu chuyện học sinh quỳ, cô giáo quỳ mà dư luận đang phán xét đúng sai, những đứa trẻ đang bị bỏ quên. Liệu có ai hỏi xem chúng đang nghĩ gì, cần gì, được gì và mất gì khi chứng kiến những tranh cãi của người lớn?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần sớm "giải cứu" học sinh

Kỳ Quan |

Chuyện cô giáo quỳ xin lỗi cha mẹ học sinh (CMHS) ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) xảy ra đã gần 2 tuần. Suốt thời gian đó, hơn 500 HS của trường chính là những người chịu hậu quả nhiều nhất. Cần sớm ổn định mọi chuyện để trả lại cho các em môi trường học tập thân thiện, trong lành.

Bức tâm thư gửi phụ huynh ép cô giáo quỳ gối gây xúc động

HUYÊN NGUYỄN |

Bằng góc nhìn từ một người cha, một thầy giáo, một nhà quản lý, thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - giáo viên Trường THCS Võ Xán, Bình Định, người đã có hơn 30 năm đứng trên bục giảng - đã viết nên những dòng tâm sự bằng thơ đầy xúc động về vụ việc cô giáo quỳ gối như lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người trong sự việc này. 

Vụ cô giáo quỳ gối: Chúng ta đã quên bẵng đi những đứa trẻ?

Đặng Chung |

Trong câu chuyện học sinh quỳ, cô giáo quỳ mà dư luận đang phán xét đúng sai, những đứa trẻ đang bị bỏ quên. Liệu có ai hỏi xem chúng đang nghĩ gì, cần gì, được gì và mất gì khi chứng kiến những tranh cãi của người lớn?