Vi phạm giao thông, dù ai thì cũng phải phạt

Nguyễn Việt Hà (TP.HCM) |

Việc lưu thông bằng xe gắn máy trên đường phố mà vi phạm luật lệ, cho dù là ai đi chăng nữa thì cũng phải phạt theo luật, điều lệ đã quy định. Vẫn biết là nhiều CSGT thường động lòng trắc ẩn trước những công dân có hoàn cảnh khó khăn, khi họ vi phạm và xử lý công việc theo cái "tình". Thế nhưng, như đã nói, việc nương tay với một vài đối tượng như vậy sẽ khiến các thành phần khác trong xã hội lạm dụng để rồi không tuân thủ chấp hành luật lệ giao thông.

Một tối cuối tuần mới đây, tôi và một người bạn đi xe khách từ Bình Phước về bến xe Miền Đông, TP.Hồ Chí Minh, lúc đó đã là hơn 10 giờ khuya. Xe buýt hết giờ, về tận quận 9 xa xôi mà đi taxi thì rất tốn tiền, nên hai chúng tôi đã chọn phương tiện xe ôm cho rẻ.

Nhìn thấy một người đàn ông đang đứng cạnh chiếc xe gắn máy có treo biển "xe ôm" ở lề đường, tôi tiến lại hỏi thì người này phát giá: "Một người chở về ngã tư Thủ Đức là 70 ngàn đồng!". Tôi đồng ý giá đó và nói chúng tôi đi 2 người với túi đồ lỉnh kỉnh như thế này nên muốn ông ta kêu thêm 1 chiếc xe nữa chở cho thoái mái, an toàn... Thấy tôi nói vậy, ông xe ôm bảo: "Không lo, chú kẹp 2 được, có đi cả mấy chục kilomet cũng chả sao nữa là đi có chục cây số. Nhiều khi, chú còn kẹp cả 3 người mà vẫn chạy ngon ơ đấy...".  

Thấy tôi ái ngại cảnh 3 người cưỡi trên một chiếc xe gắn máy mà gặp phải công an giao thông, ông xe ôm lại nhanh nhảu trấn an: "Ôi, tưởng gì chứ, vấn đề công an giao thông để chú lo! Nghĩa là các cháu chỉ phải trả đủ 140.000 đồng, còn nếu không may bị phạt thì chú chịu trách nhiệm...".

Chúng tôi lên xe nhưng trong lòng không được thoải mái, bởi với giá 70 ngàn/người chạy 2 xe sẽ rộng rãi, thoải mái, an toàn hơn ngồi trên 1 xe. Thế nhưng, do chủ xe muốn tận dụng kẹp 2 cho tiện để tăng thu nhập gấp đôi nên chúng tôi cũng chiều lòng.  

Xe chạy được một khúc, đến đường Phạm Văn Đồng thì có một nhóm CSGT đang đứng làm nhiệm vụ, và họ đã chặn chiếc xe chúng tôi lại vì vi phạm đi xe 3 người. Lúc này, người lái xe ôm đã dừng xe sát vỉa hè rồi tiến lại một đồng chí cảnh sát giao thông trình bày là xe ôm và xin xỏ bỏ qua lỗi chở quá người theo quy định. Mặc dù đồng chí CSGT có vẻ cương quyết để ghi phiếu phạt, nhưng thấy người chủ xe ôm cứ trình bày, năn nỉ, kể hoàn cảnh khổ sở..., nên sau một lúc thì chủ xe ôm cũng được bỏ qua và cho đi.

Khi chiếc xe lưu hành tiếp trên đường, tôi hỏi ông ta về các vụ bị CSGT phạt vì lỗi vi phạm này, nọ, ông ta thao thao "nổ": "Bọn chú là dân xe ôm, gia cảnh nghèo khó, thu nhập bấp bênh... Nói tóm lại là dân xe ôm đều chạy ăn từng bữa nên có gì đâu mà phạt. Chính vì vậy mà dù có vi phạm các lỗi này, nọ thì các anh ấy (CSGT) đều bỏ qua cho. Chỉ rất ít trường hợp gặp phải anh CSGT nào "rắn mặt" thì mới bị phạt".

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy trường hợp xe ôm vi phạm luật lệ giao thông nhưng không bị phạt, mà đã khá nhiều lần tôi chứng kiến tình cảnh tương tự như vậy khi những người xe ôm thường lạm dụng việc gia cảnh mình khó khăn nên mới làm nghề này, và khi bị chặn vì vi phạm luật lệ giao thông họ luôn trình bày này, nọ, rồi van xin, năn nỉ bỏ qua lỗi. Tôi nghĩ, tâm lý chung của những đồng chí CSGT thường "động lòng" trước hoàn cảnh khó khăn của những người hành nghề xe ôm, vì vậy CSGT luôn giải quyết theo cái... tình, rồi bỏ qua lỗi cho họ mà không phạt tiền, hay thu giữ giấy tờ, bằng lái, xe...!

Chuyện CSGT thường bỏ qua lỗi vi phạm cho cánh xe ôm thực ra cũng chả ảnh hưởng gì tới tôi, cũng như chẳng hề mang tới sự ganh tị, hiềm khích nào cả. Thế nhưng, chính vì CSGT xử lý các vụ vi phạm luật lệ đối với cánh xe ôm nhẹ tay và có cái... "tình" như vậy không chỉ làm cho rất nhiều những người hành nghề xe ôm đã "lạm dụng" rồi bạt mạng vi phạm, bởi họ nghĩ rằng dù có vi phạm đi chăng nữa thì cũng không bị phạt khi trình bày mình là... xe ôm, mà còn làm cho không ít đối tượng khác không hành nghề xe ôm nhưng khi phạm luật mà bị CSGT chặn dừng, họ cũng nói mình chở xe ôm, không có tiền và mong tha thứ cho!  

Tôi từng gặp cảnh một người đàn ông trung niên ở kế bên hàng xóm nhà tôi, hễ cứ lần nào đi xe ra phố mà quên giấy tờ, bằng lái, hay vượt đèn đỏ, không đội nón bảo hiểm, chở quá người quy định... mà bị CSGT chặn bắt là ông ta nói mình làm nghề xe ôm để được bỏ qua lỗi. Chính vì vậy, ông ta luôn "hãnh diện" với mọi người hàng xóm là chẳng bao giờ bị phạt vì lỗi vi phạm giao thông. Rồi ông ta còn  mách "thủ thuật" với chiêu bài hành nghề xe ôm cho mọi người, mỗi khi gặp CSGT để không bị phạt như ông ta!

Thiết nghĩ, việc lưu thông bằng xe gắn máy trên đường phố mà vi phạm luật lệ, cho dù là ai đi chăng nữa, thì cũng phải phạt chiếu theo luật, điều lệ đã quy định. Vẫn biết là nhiều CSGT thường động lòng trắc ẩn trước những công dân có hoàn cảnh khó khăn và xử lý công việc theo cái "tình". Thế nhưng, như đã nói, việc nương tay với một vài đối tượng như vậy sẽ khiến các thành phần khác trong xã hội lạm dụng để rồi không tuân thủ chấp hành luật lệ giao thông, nhiều khi cố tình vi phạm. Chính vì vậy mà CSGT phải làm thật nghiêm, ai vi phạm cũng đều phải chịu trách nhiệm và bị phạt, bởi có làm nghiêm, mạnh tay và thẳng thừng như vậy thì mọi công dân mới đưa mình vào khuôn phép để rồi nâng cao ý thức trong việc chấp hành, tuân thủ luật lệ giao thông!      

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Nguyễn Việt Hà (TP.HCM)
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.