Thưởng Tết là khoản tiền níu chân người lao động đang chán việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhận được nhiều lời mời gọi làm việc từ các công ty khác nhưng nhiều người lao động vẫn quyết định bám trụ lại công ty. Nếu "nhảy" việc trong thời gian này, họ sẽ mất khoản thưởng Tết hằng mong đợi.

Mong đợi tháng lương thứ 13, chị Hồng Thắm (Hà Nam) cố bám trụ công việc tại một văn phòng bất động sản và từ chối lời mời gọi từ các công ty khác.

Từ tháng 9, lương của chị Thắm bị giữ lại một phần, tương đương 2-3 triệu đồng/tháng. Cấp trên giải thích đây là khoản tiền "để dành cho đợt thưởng Tết". Điều này có nghĩa nếu nữ nhân viên văn phòng nghỉ việc ở thời điểm hiện tại, chị sẽ mất trắng số tiền thưởng và cả phần lương "được cầm giúp".

Quý cuối năm, nhiều công ty có nhiều dự án hơn, áp lực công việc khiến chị Thắm càng chán nản, không ít lần tính đến chuyện nghỉ việc. Nhưng nghĩ đến khoản tiền thưởng, vốn bao gồm cả lương tháng của mình, chị lại chùn bước.

"Bây giờ sang làm việc công ty mới sẽ phải thử việc ít nhất 1 tháng, hưởng 80-85% mức lương và chắc chắn không có thưởng Tết. Tôi sẽ làm đến hết năm, lấy được tiền thưởng rồi tính tiếp" - chị Thắm nói.

Tương tự anh Đức Nghĩa (Hoàng Mai, Hà Nội) - nhân viên marketing tại một công ty phát triển phần mềm game - cũng đắn đo chuyện nghỉ việc trong những tháng cuối năm. Bắt đầu quý IV, nhân viên này phải đối mặt với khối lượng công việc "khổng lồ" và không thể giải quyết hết vì công ty thiếu nhân sự.

"Bộ phận của tôi đang thiếu người mà chưa tuyển được người. Bởi vậy, tôi phải hoàn thành đầu việc của 2-3 người cộng lại. Vất vả cả năm, tôi chỉ mong sớm được nhận thưởng tết" - anh Nghĩa chia sẻ.

Đã lập gia đình và có 2 con nhỏ nên khoản thưởng Tết càng quan trọng với chị P.N (Nam Định). Chồng chị cũng là nhân viên văn phòng, thu nhập trung bình một tháng của hai vợ chồng khoảng 17-18 triệu đồng.

Với mức sinh hoạt hiện nay tại Hà Nội, trừ các chi phí thuê trọ, điện, nước, chị P.N cũng không để dư được đồng nào.

Cũng rơi vào cảnh chán nản công việc với mức lương thấp, đòi hỏi cao, thế nhưng chị P.N vẫn cố bám trụ công ty. Chị P.N cũng biết được năm nay công ty chị thưởng Tết "đậm" cho nhân viên. Do đó, chị P.N hy vọng sớm nhận được khoản tiền này trước Tết để mua sắm, trang trải cuộc sống.

"Cả năm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp, cuối năm là thời gian được hưởng thành quả. Nếu không vì lý do bất khả kháng buộc phải đổi việc, tôi nghĩ nếu muốn nhảy việc hãy chọn thời gian sau Tết Nguyên đán. Bạn cũng có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc lại, quyết định đúng đắn hơn cho bản thân" - chị P.N bày tỏ.

Chị Trần Thủy (SN 1997) là quản lý sự kiện ở một công ty truyền thông cho biết, tháng 9.2020 khi vừa ra trường, chị xin vào làm việc tại công ty. Vì là sinh viên vừa tốt nghiệp, không có kinh nghiệm nên chị chấp nhận không có chính sách đãi ngộ, khen thưởng. Tuy nhiên, sau đó công ty không có chế độ nâng lương, khen thưởng ngay cả khi chị đã làm tốt...

 
Ngoài tiền thưởng Tết, với chị Thủy, sức khỏe tinh thần phải là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Lương Hạnh.

"Tiền thưởng và lương tháng 13 quan trọng, nhưng để so sánh với sức khỏe tinh thần của mình thì hoàn toàn không đáng. Tôi không có động lực đi làm, cảm thấy chán ghét chính công việc hằng ngày của mình" - chị Thủy nhấn mạnh.

Nói về dự định sắp tới, chị Thủy khẳng định sẽ xin nghỉ việc sau Tết Nguyên đán 2023. "Tôi đã nhận được lời mời làm việc từ một công ty khá có tiếng. Ra Tết, tôi sẽ cho mình khoảng thời gian ổn định tâm lý rồi vào làm việc tại công ty này" - chị Thủy nói.

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề: "Nghỉ việc hay cố làm để nhận thưởng tết" bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Nhảy việc cuối năm, người lao động chấp nhận mất thưởng Tết

LƯƠNG HẠNH |

Chán nản công việc vào cuối năm, với mong muốn làm mới bản thân, dù mất thưởng Tết, người lao động vẫn chấp nhận nghỉ việc.

Gen Z tận dụng thời gian thất nghiệp sau những lần nhảy việc

LƯƠNG HẠNH |

Xu hướng nhảy việc là hiện tượng thường thấy ở mọi độ tuổi nhưng xảy ra chóng vánh hơn ở thế hệ Gen Z. Tuy nhiên, hiện nay, Gen Z tận dụng quãng thời gian thất nghiệp sau khi nhảy việc để nhìn nhận lại bản thân, tìm đến một công việc tốt hơn với mức sống cao hơn.

Người trẻ thích nhảy việc: "Rào cản" trong mắt nhà tuyển dụng

Minh Quang |

Mức lương không như mong muốn, văn hóa công ty không phù hợp là một trong số những lý do khiến cho nhiều người trẻ thường xuyên thay đổi công việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nhảy việc cuối năm, người lao động chấp nhận mất thưởng Tết

LƯƠNG HẠNH |

Chán nản công việc vào cuối năm, với mong muốn làm mới bản thân, dù mất thưởng Tết, người lao động vẫn chấp nhận nghỉ việc.

Gen Z tận dụng thời gian thất nghiệp sau những lần nhảy việc

LƯƠNG HẠNH |

Xu hướng nhảy việc là hiện tượng thường thấy ở mọi độ tuổi nhưng xảy ra chóng vánh hơn ở thế hệ Gen Z. Tuy nhiên, hiện nay, Gen Z tận dụng quãng thời gian thất nghiệp sau khi nhảy việc để nhìn nhận lại bản thân, tìm đến một công việc tốt hơn với mức sống cao hơn.

Người trẻ thích nhảy việc: "Rào cản" trong mắt nhà tuyển dụng

Minh Quang |

Mức lương không như mong muốn, văn hóa công ty không phù hợp là một trong số những lý do khiến cho nhiều người trẻ thường xuyên thay đổi công việc.