Thương binh lấy bằng đại học ở tuổi 56 chật vật xin hưởng ưu đãi người có công

KHÁNH AN |

Ông Nguyễn Xuân Hòa - bộ đội thương binh 4/4 nhận bằng cử nhân Trường Đại học Thương mại năm 2022. Trong khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ông thuộc diện được hưởng ưu đãi người có công trong giáo dục đào tạo, thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội lại có văn bản trả lời rằng, ông không thuộc diện này.

Chật vật xin hưởng hỗ trợ ưu đãi trong giáo dục

Phản ánh đến Lao Động, ông Nguyễn Xuân Hòa (sinh năm 1966, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết, ông là đối tượng chính sách (thương binh tỉ lệ 25% thương tật, loại 4/4).

Năm 1989, sau khi xuất ngũ, ông tiếp tục đi học Trung cấp Kinh tế tài chính và tốt nghiệp năm 1992. Sau đó, ông về lao động tại địa phương cho đến bây giờ.

Hiện tại, ông là cán bộ hợp đồng tại Quỹ Tín dụng nhân dân xã Yên Sở và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và đang hưởng lương hằng tháng. Lương và phụ cấp chức vụ hằng tháng của ông Hòa do Quỹ Tín dụng nhân dân xã Yên Sở chi trả từ nguồn hạch toán doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không phải từ nguồn ngân sách nhà nước).

"Sau khi có một số quy định mới của hợp tác xã về việc phải có bằng đại học thì mới có thể tiếp tục thực hiện các công việc hiện tại, tôi đã quyết định học liên thông lên đại học. Tôi đã trúng tuyển vào Trường Đại học Thương mại, khóa 2019 - 2022 và nhập học Khoa Kế toán" - ông Hòa cho hay.

Sau khi tìm hiểu các thông tin về ưu đãi người có công, từ năm 2021, ông Hòa đã liên tục làm đơn và hồ sơ gửi Phòng Thương binh Xã hội huyện Hoài Đức, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, xem xét và cho ông được hưởng hỗ trợ ưu đãi trong giáo dục, học tập đối với một người sinh viên là thương binh. Tuy nhiên, ông Hòa được trả lời là ông không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ ưu đãi này.

Ông Hòa liên tục làm đơn và hồ sơ xin hưởng hỗ trợ ưu đãi trong giáo dục, học tập đối với một người sinh viên là thương binh. Video: Khánh An

Theo văn bản trả lời của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội vào ngày 9.2.2023, ông Hòa không thuộc diện được hưởng hỗ trợ ưu đãi trong giáo dục. Lý do được đưa ra là vì trong quá trình đi học, ông Hòa hưởng lương và phụ cấp hằng tháng của Quỹ Tín dụng nhân dân xã Yên Sở.

Văn bản này nêu, theo Điểm b, Khoản 6, Điều 96, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 của Chính phủ quy định: "Không áp dụng trợ cấp hằng tháng đối với trường hợp đang hưởng lương hoặc chi phí sinh hoạt khi đi học".

Trong khi trước đó, ông Hoà có trình bày về trường hợp của bản thân và gửi câu hỏi tới Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Trong phần trả lời của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vào ngày 26.3.2022, Bộ khẳng định ông Hoà được hưởng theo Pháp lệnh Ưu đãi với người có công và theo Khoản 2 điều 97 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 của Chính phủ.

Cần làm rõ nội dung “hưởng lương”

Trao đổi với Lao Động, luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp trị (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho biết, Khoản 6, Điều 96 Nghị định 131/2021 quy định người có công với cách mạng thuộc trường hợp “đang hưởng lương hoặc chi phí sinh hoạt khi đi học” sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Ông Lực cho biết, cần làm rõ “hưởng lương” ở đây được hiểu là lương từ bất kỳ nguồn nào hay chỉ giới hạn trong lương từ ngân sách Nhà nước.

Có thể làm rõ từng loại lương ông Nguyễn Xuân Hòa được hưởng. Thứ nhất, thương binh 4/4 được hưởng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo phụ lục II Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21.7.2023 của Chính phủ. Phần hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng này không phải là lương.

Thứ hai, theo Điều 90, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Thứ ba, nội dung “hưởng lương” cần xác định là những người trong nhóm cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Hưởng lương là một từ được dùng mang nhiều ý nghĩa hưởng bổng lộc từ các thể chế, Nhà nước.

"Theo các trường hợp liệt kê, trích dẫn trên, "hưởng lương" nên được hiểu là lương từ Ngân sách Nhà nước. Tiền lương người lao động làm ở khu vực tư nhân không thuộc trường hợp “hưởng lương” như quy định tại Khoản 6, Điều 96 Nghị định 131/2021.

Trường hợp của ông Nguyễn Xuân Hòa cần được hưởng hỗ trợ, ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng" - luật sư Lực cho hay.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Ai được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công năm 2024

Phương Minh |

Từ ngày 1.7.2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có nội dung điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Vậy ai được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công khi cải cách tiền lương?

Hà Nội chi 1.859 tỉ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Khánh Linh |

Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hà Nội đã chi cho công tác ưu đãi người có công của thành phố là 1.859 tỉ đồng.

Quy định mới về trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ tháng 9.2023

Nhóm PV |

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 5.9.2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Nghị định này, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Đặng Minh - Đoàn Luật sư TPHCM.

U23 Việt Nam thua U23 Jordan trên chấm luân lưu

MINH PHONG |

Ở trận đấu đầu tiên dưới thời huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn, U23 Việt Nam có kết quả hòa không bàn thắng trước U23 Jordan.

Tính giá điện như cước điện thoại: Người phải trả tiền cao, người trả ít

Cường Ngô |

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nếu áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ có khách hàng phải trả tiền cao, có khách hàng phải trả tiền ít hơn.

Chuyện chưa kể về trung vệ cao 1m87 của U23 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Nguyễn Thành Khải mang trong mình những giấc mơ riêng khi bắt đầu theo đuổi đam mê với trái bóng tròn.

Ủng hộ đề xuất lao động nam được nghỉ chế độ thai sản tối thiểu 10 ngày

HOÀNG LỘC - LINH TRANG |

Kiến nghị cần tăng số ngày nghỉ chế độ thai sản với lao động nam lên tối thiểu 10 ngày với trường hợp người vợ sinh thông thường và có thể gấp đôi đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh con phải phẫu thuật. Thông tin này đang nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của người dân.

Cập nhật giá vàng sáng 11.4: Nguy cơ thua lỗ giảm bớt, có nên mua ngay?

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 11.4: Tính đến 5h30, giá vàng SJC trong nước ở ngưỡng 82,3 - 84,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giá vàng nhẫn quanh ngưỡng 74,3-77,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào - bán ra. Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco lúc 22h ngày 10.4 ở ngưỡng 2.346,2 USD/ounce.

Ai được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công năm 2024

Phương Minh |

Từ ngày 1.7.2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có nội dung điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Vậy ai được hưởng trợ cấp ưu đãi người có công khi cải cách tiền lương?

Hà Nội chi 1.859 tỉ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Khánh Linh |

Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hà Nội đã chi cho công tác ưu đãi người có công của thành phố là 1.859 tỉ đồng.

Quy định mới về trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ tháng 9.2023

Nhóm PV |

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 5.9.2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Nghị định này, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Đặng Minh - Đoàn Luật sư TPHCM.