Thầy cô phản ứng với ý kiến “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, giáo viên không được gọi học sinh là con, vì đây là ngôi nhân xưng trong gia đình. Nhiều giáo viên đã bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến của ông Ân.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định, sẽ đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thống nhất các ngôi nhân xưng giữa thầy cô với học sinh trong các cấp học, đặc biệt từ trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học.

Theo đó, ông Ân cho rằng, ở các cấp học này, học sinh có thể xưng "tôi" với giáo viên, hoặc xưng “em”. “Xưng con là ngôi nhân xưng dùng trong gia đình, trong khi mối quan hệ thầy cô - học sinh là quan hệ ngoài xã hội, cần có cách xưng hô khác” - ông Ân nói.

Trước đề xuất của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, phía các thầy cô giáo đã phản biện và phản ứng lại. Cô giáo bộ môn Văn - Nguyễn Tùng Vân của một trường THCS ở Hà Nội - cho rằng: “Tôi nghĩ rằng, dù là mối quan hệ xã hội, cách xưng hô sao cho cả 2 bên đều cảm thấy thoải mái là được".

"Với giáo dục, tôi nghĩ hiệu quả giáo dục phải đặt lên hàng đầu. Không có nhà trường, thầy cô nào ép các học sinh phải xưng con. Học sinh có thể xưng tôi nếu muốn. Tôi chắc chắn rằng, không có học sinh nào bị đuổi học vì xưng “tôi” với thầy cô” - cô Vân nói.

Theo cô Vân, “cách xưng hô ở Việt Nam không nằm trong nội hàm của từ ngữ, mà nằm trong bản chất của các mối quan hệ. Xưng hô có thể thay đổi, phụ thuộc vào đối tượng, quan hệ, vị thế... miễn sao đạt hiệu quả giao tiếp.

Kể cả trong cơ quan, người đáng tuổi chú thì phải gọi là chú, mà “chú - cháu” cũng là quan hệ gia đình - nếu theo phân tích của nhà nghiên cứu. Anh/chị/em cũng vừa là quan hệ gia đình, vừa là quan hệ xã hội, vậy phân biệt bằng cách nào?”.

Cô giáo Đỗ Thu Huyền (trường Trung học cơ sở thị trấn Văn Điển, Hà Nội) cũng đưa quan điểm: “Theo tôi, việc xưng hô như vậy cũng chỉ thể hiện sự thân mật gần gũi giữa học sinh với giáo viên, đặc biệt là những bạn mới từ cấp tiểu học lên lớp 6 sẽ không có cảm giác xa lạ trong môi trường mới. Thầy cô chúng tôi vẫn luôn linh hoạt trong việc xưng hô, không ai ép học sinh phải xưng “con”. Khi học lên các lớp lớn, tự bản thân các bạn học sinh sẽ muốn thay đổi cách xưng hô là “em”. Điều quan trọng nhất là, tôi thấy việc xưng hô này không ảnh hưởng đến việc học tập”.

Theo cô giáo Đỗ Thu Huyền, “việc xưng hô này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng và cũng không xảy ra điều gì tiêu cực liên quan đến mối quan hệ của thầy trò, nên tôi cho rằng, không có gì để cần phải tranh cãi. Chưa kể, cách gọi học sinh là “con” còn thể hiện tình cảm, gắn bó, giúp học sinh gần gũi, yêu mến trường lớp và tích cực với học tập hơn”.

Ở vị trí quản lý giáo dục chị Nguyễn Thị Thu Hương cho rằng, “Các thầy cô sẽ tự biết xưng hô thế nào để hiệu quả giáo dục tốt nhất. Đừng biến thầy cô thành cỗ máy mini, trong khi những vấn đề vĩ mô chưa hẳn đã hoàn thiện“.
Ở vị trí quản lý giáo dục, chị Nguyễn Thị Thu Hương cho rằng, “các thầy cô sẽ tự biết xưng hô thế nào để hiệu quả giáo dục tốt nhất. Đừng biến thầy cô thành cỗ máy mini, trong khi những vấn đề vĩ mô chưa hẳn đã hoàn thiện“. Ảnh: FBNV

Thầy Nguyễn Văn Hoàng (trường Trung học cơ sở Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng cho rằng, việc xưng hô này không quá quan trọng. “Từ cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, xưng “em” có thể hợp lý hơn xưng “con”. Cấp mẫu giáo, tiểu học, xưng “con” thể hiện sự tình cảm gắn bó cô trò, bởi vốn có bài hát “lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” mà. Tôi cho rằng, đây là câu chuyện không cần phải làm lớn”.

Ở vị trí quản lý, giữ chức Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc), chị Nguyễn Thị Thu Hương cho rằng: “Quan điểm của tôi là, giáo dục nên bớt cứng nhắc. Tôi chưa thấy việc xưng con hay xưng em hay xưng tôi có tác hại gì.

Việc xưng hô trong nhà trường, cụ thể là trong lớp học, nên để giáo viên tự quyết định. Họ sẽ tự biết thế nào là hợp lý và tốt nhất cho giờ dạy và để đạt được hiệu quả giáo dục.

Các nhà quản lý hãy quản lý về chất lượng chuyên môn, cải thiện nâng cao chất lượng, quản lý nhà giáo trên cơ sở khuyến khích họ phát huy sở trường chứ không nên đi vào chi tiết cụ thể, biến giáo viên thành một cỗ máy mini trong khi cỗ máy lớn vĩ mô còn chưa hẳn đã hoàn thiện”.

Lan Anh
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?

Trang Thiều (T/H) |

Với giáo viên đã làm việc được 12 tháng thì sẽ có cố định 23 ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong một năm, chưa tính những ngày nghỉ hè và nghỉ việc riêng.

Giáo viên không được gọi học sinh là "con"?

Thúy Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô này khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?

Trang Thiều (T/H) |

Với giáo viên đã làm việc được 12 tháng thì sẽ có cố định 23 ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong một năm, chưa tính những ngày nghỉ hè và nghỉ việc riêng.

Giáo viên không được gọi học sinh là "con"?

Thúy Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô này khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.