Thái Nguyên: Mỏ sắt chất cao ngay sát nhà, người dân đêm ngày lo sạt lở

Nhóm PV |

Những bãi đất đá chứa quặng chất cao hàng chục mét khiến người dân sống dưới chân mỏ sắt Tương Lai (xã Hóa Trung, Đồng Hỷ) luôn phải sống trong cảnh đêm ngày thấp thỏm lo lắng bởi tình trạng sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo tìm hiểu, mỏ sắt Tương Lai của Hợp tác công nghiệp và vận tải Chiến Công đi vào hoạt động vào năm 2009, cũng từ đó nỗi lo lắng bất an của người dân xóm Phúc Thành (xã Hoá Trung) cứ tăng dần theo chiều cao của những bãi quặng.

Những mái nhà nhỏ cách chân bãi quặng cao như quả núi chỉ vài chục mét, không chỉ khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng mà hoạt động khai thác của mỏ còn gây tiếng ồn, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở mỗi mùa mưa bão.

"Bà Hồng thường trực nỗi lo sạt lở mỗi mùa mưa bão. Ảnh: Phùng Minh
Bà Hồng thường trực nỗi lo sạt lở mỗi mùa mưa bão. Ảnh: Phùng Minh

Nhà nằm sát sườn mỏ, bà Mai Thị Hồng hiểu hơn ai hết những hệ lụy mà mỏ sắt gây ra cho người dân những năm qua.

Theo bà Hồng, trước đây mỏ làm việc liên tục gây tiếng ồn khiến người dân rất bức xúc. Hoạt động khai thác, vận chuyển quặng diễn ra đêm ngày làm cuộc sống của những hộ dân xung quanh bị đảo lộn, nhất là trẻ em.

"Trước thì ồn, giờ thì lại nguy cơ sạt lở. Nhà tôi nằm gần mỏ nhất nên lúc nào cũng bất an. Họ khai thác xong đất đá, quặng chất cao thành một dãy ở phía sau nhà. 

Thực tế là đất đá cũng từng đổ xuống rồi. Tràn hết cả vào vườn nhà, đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chẳng thấy họ giải quyết gì. Cứ như thế này đến mùa mưa bão rất đáng lo" - bà Hồng cho biết.

Hoạt động khai thác, tuyển rửa tại mỏ sắt gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xóm Phúc Thành. Ảnh: Phùng Minh
Hoạt động khai thác tại mỏ sắt gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xóm Phúc Thành. Ảnh: Phùng Minh

Cũng theo bà Hồng, việc những núi đất, quặng của mỏ nằm sát cạnh nhà dân khiến nước thải thường xuyên đổ xuống. Nhất là đến mùa mưa bão, dòng nước từ phía mỏ chạy thẳng vào sau nhà đe dọa đến các hạ tầng, tường nhà.

Tình trạng kể trên đã diễn ra hơn 2 năm trở lại đây. Dù đã nhiều lần kiến nghị, thậm chí phản ánh với phía mỏ nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Khi người dân có ý kiến, phía mỏ sắt Tương Lai hứa hẹn sẽ xử lý, làm mương nước nhưng đâu lại vào đấy.

Gia đình bà Nguyễn Thị Minh cũng chịu ảnh hưởng từ hoạt động của mỏ sắt Tương Lai bởi quá trình mỏ khai thác đã tạo nên những dãy đất đá cao rất nguy hiểm. Đặc biệt là vào mùa mưa lũ, những dãy đất, đá này dễ sạt lở vùi xuống nhà dân.

Bà Minh bức xúc: "Thực tế là vào giữa năm 2022, đã có sạt lở rồi nhưng mới chỉ ảnh hưởng đến phần đất nông nghiệp của 10 hộ quanh đây. Tình trạng này cứ tiếp diễn không xử lý triệt để thì không biết còn hệ lụy đến đâu".

Theo bà Minh, quá trình khai thác của mỏ sắt Tương Lai còn khiến nguồn nước của hàng chục hộ dân quanh đây bị ảnh hưởng. Từ khi mỏ đi vào hoạt động, tình trạng mất nước diễn ra như cơm bữa.

Gia đình bà Minh từng rất chật vật vì mất nước sinh hoạt. Ảnh: Phùng Minh
Gia đình bà Minh từng rất chật vật vì mất nước sinh hoạt. Ảnh: Phùng Minh

Những gia đình nào có chung mạch nước với phía mỏ đều xảy ra tình trạng này. Trước đây, bà Minh cùng nhiều hộ dân phải đi xin từng xô nước sinh hoạt. Tình trạng mất nước khiến mọi hoạt động trong gia đình bị đảo lộn.

Để khắc phục tình trạng này, vừa qua, gia đình bà đã đào giếng khoan. Dù có cải thiện nhưng việc sử dụng nước vẫn không được thoải mái như trước.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Giáp - Chủ tịch UBND xã Hóa Trung cho biết, đầu năm 2022, do hoạt động khai thác ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của người dân nên chính quyền địa phương đã yêu cầu công ty dừng khai thác ở chỗ moong (đáy mỏ).

"Còn về việc nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho những gia đình nằm cạnh mỏ, chúng tôi đã yêu cầu phía mỏ không đổ đất, đá ra khu vực đấy nữa" - ông Giáp thông tin.

Một số hình ảnh PV ghi nhận:

 
Mỏ sắt Tương Lai bắt đầu hoạt động từ năm 2009.
 
Những bãi đất đá chất cao khiến người dân lo ngại về tình trạng sạt lở.
 
Những bãi đất đá "treo" trên nóc nhà dân.
 
Thực tế đất đá đã sạt lở vào đất nông nghiệp của nhiều hộ dân.
 
Mỏ sắt Tương Lai gây bất an cho người dân sinh sống gần đó.
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Sa Đéc: Thăm dò địa chất để tìm cách khắc phục sạt lở ở kênh Đốc Phủ Hiền

Thanh Thanh |

Cơ quan chức năng đang tiến hành khoan thăm dò địa chất để có phương án khắc phục khẩn cấp vụ sạt lở nghiêm trọng ở Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp).

Hậu Giang: Dọn ra ở trọ vì lo nhà sạt lở

Văn Sỹ |

Khoảng 3 năm qua, hàng chục hộ dân sống dọc 2 bờ kênh xáng Nàng Mau, thuộc ấp Thạnh Lợi A1, Thạnh Lợi A2 (xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) sống trong lo lắng vì  sạt lở luôn rình rập.

Xuất hiện thêm vết nứt, các hộ dân kênh Đốc Phủ Hiền lại lo chạy sạt lở

HOÀNG LỘC |

Sau vụ sạt lở nghiêm trọng làm 1 căn nhà sụp xuống sông, ảnh hưởng đến 11 hộ dân, cũng trên kênh Đốc Phủ Hiền đoạn ấp Phú Thuận, xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) lại tiếp tục xảy ra tình trạng sụp lún, sạt lở.

Đà Nẵng: Trung tâm Đăng kiểm xe quá tải, nhiều tài xế vật vờ chờ tới lượt

Thùy Trang - Văn Trực |

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở Đà Nẵng quá tải, nhiều xe phải xếp hàng dài chờ lượt đăng kiểm sau khi nhiều đăng kiểm viên nghỉ việc. Nhiều tài xế phải chờ đợi từ ngày hôm trước để tới lượt kiểm tra.

Nhiều người trẻ quên giờ, thừa nhận "như bị thôi miên" khi lướt TikTok

Thanh Vân |

Dù đã 27 tuổi, nhưng Hoa thừa nhận bản thân như bị TikTok thôi miên, mỗi buổi tối Hoa đều bị cuốn vào ứng dụng này đến 2-3h sáng mới ngủ. Không chỉ Hoa, mà nhiều người trưởng thành khác cũng thừa nhận, TikTok quả thực không có tính giáo dục.

Xuất hiện trẻ sơ sinh mắc thủy đậu biến chứng nặng, cảnh báo từ bác sĩ

AN AN - MINH HÀ |

Mới đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận em bé 27 ngày tuổi ở Bắc Giang mắc thủy đậu với biến chứng nặng sau khi lây bệnh từ mẹ. Từ trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo tuy thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, đặc biệt ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng cực kì nguy hiểm.

Xử lý thế nào các video clip phản cảm?

Trần Việt |

Thời gian gần đây, dư luận nóng lên vì nhiều sản phẩm video clip trên không gian mạng có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản cảm. Có một số ý kiến cho rằng, các video clip trên là dạng phim ngắn-Web Drama vì thế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phải chịu trách nhiệm quản lý. Nhưng các video clip đó có thực là phim và nếu không phải là phim thì ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý?

Mối nguy thuốc lá điện tử xâm nhập trường học

Quang Minh |

Liên tiếp xảy ra việc các cháu học sinh của Trường THPT Hà Đông phải nhập viện cấp cứu vì liên quan đến thuốc lá điện tử khiến dư luận phụ huynh và học sinh hoang mang, lo lắng. Ngay khi tiếp nhận thông tin, Công an quận Hà Đông đã vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc.

Sa Đéc: Thăm dò địa chất để tìm cách khắc phục sạt lở ở kênh Đốc Phủ Hiền

Thanh Thanh |

Cơ quan chức năng đang tiến hành khoan thăm dò địa chất để có phương án khắc phục khẩn cấp vụ sạt lở nghiêm trọng ở Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp).

Hậu Giang: Dọn ra ở trọ vì lo nhà sạt lở

Văn Sỹ |

Khoảng 3 năm qua, hàng chục hộ dân sống dọc 2 bờ kênh xáng Nàng Mau, thuộc ấp Thạnh Lợi A1, Thạnh Lợi A2 (xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) sống trong lo lắng vì  sạt lở luôn rình rập.

Xuất hiện thêm vết nứt, các hộ dân kênh Đốc Phủ Hiền lại lo chạy sạt lở

HOÀNG LỘC |

Sau vụ sạt lở nghiêm trọng làm 1 căn nhà sụp xuống sông, ảnh hưởng đến 11 hộ dân, cũng trên kênh Đốc Phủ Hiền đoạn ấp Phú Thuận, xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) lại tiếp tục xảy ra tình trạng sụp lún, sạt lở.