Xử lý thế nào các video clip phản cảm?

Trần Việt |

Thời gian gần đây, dư luận nóng lên vì nhiều sản phẩm video clip trên không gian mạng có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản cảm. Có một số ý kiến cho rằng, các video clip trên là dạng phim ngắn-Web Drama vì thế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phải chịu trách nhiệm quản lý. Nhưng các video clip đó có thực là phim và nếu không phải là phim thì ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý?

Những video clip từ tào lao, nhảm nhí đến phản cảm

Tất cả được “soạn ra” chỉ nhằm mục đích câu view, câu like, kiếm tiền trên không gian mạng mà chủ nhân của nhiều video clip khai thác sự hiếu kỳ, tò mò, thậm chí dễ dãi trong thị hiếu của một bộ phận công chúng để tung ra những sản phẩm kém chất lượng về hình thức, tào lao, nhảm nhí về nội dung.

Tào lao kiểu những bài học dạy về cách ứng xử đồng tiền của một TikToker khá hot tên L, hay chuyện ứng xử giữa chủ và nhân viên của ông chủ bán sâm… rồi chuyện coi thường người khác qua vẻ bên ngoài, về sau phải chịu hậu quả (dạng này nhiều đến bội thực). Tào lao vì phần lớn câu chuyện dễ dãi, diễn xuất cường điệu, ghi hình cẩu thả, máy rung lắc, giật vô cớ, thể hiện sự coi thường người xem.

Nhảm nhí, phản cảm với video clip diễn cảnh con dâu cãi hỗn thậm chí mắng mẹ chồng, coi thường chồng. Ông chồng thì say rượu, cục súc, vũ phu chửi mắng, đánh đập vợ, hắt mâm cơm đang ăn… hoặc ghen tuông bệnh hoạn theo vợ ra tiệm hớt tóc để lôi về sau khi dọa dẫm, nhục mạ vợ và anh thợ làm tóc. Chuyện ngoại tình cũng là chủ đề “nóng sốt”…

Ngôn ngữ, lời thoại nhân vật thì “đường chợ”, thô thiển thậm chí tục tĩu, văng bậy tùm lum.

Những video clip phản cảm chính là một thứ rác văn hóa, làm ô nhiễm môi trường không gian mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen và nhận thức của người xem nếu không tỉnh táo suy xét.

Nhưng không phải là phim

Căn cứ vào điều 3 Luật Điện ảnh năm 2022 đã định nghĩa: “Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kĩ thuật số hoặc phương tiện kĩ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình. Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế”.

Như vậy, theo Luật Điện ảnh 2022, “Phim là tác phẩm điện ảnh”, mà tác phẩm điện ảnh phải do một đơn vị sản xuất có đăng ký kinh doanh hợp pháp sản xuất phim làm ra. những sản phẩm video clip trên không gian mạng hiện nay không phải là phim.

Theo Luật Điện ảnh năm 2022, Bộ VHTTDL quản lý nội dung phim còn các hình thức khác chịu sự quản lý, điều chỉnh của Luật An ninh mạng, Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 1.10. 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NDD-CP ngày 18.1.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an quản lý.

Cần có sự phối hợp đồng bộ

Nếu là phim thì chủ thể được phép phổ biến trên không gian mạng phải là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức. Và trước khi phổ biến phim, phải bảo đảm điều kiện thực hiện phân loại theo quy định của Chính phủ và chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả phân loại phim; trường hợp chưa bảo đảm điều kiện thực hiện phân loại phim thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Bộ VHTTDL thực hiện phân loại đối với phim chưa được cấp phép.

Việc hậu kiểm sẽ được Bộ VHTTDL tổ chức nhân lực, phương tiện để thực hiện và xử lý theo quy định khi phim không phân loại độ tuổi người xem và vi phạm Điều 9 về những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh của Luật Điện ảnh 2022.

Về nguyên tắc, Bộ VHTTDL quản lý, chịu trách nhiệm về nội dung  phim, Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý các doanh nghiệp có nền tảng truyền thông số và doanh nghiệp có mạng viễn thông. Bộ Thông tin và Truyền thông có thế mạnh về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, công nghệ.

Vì thế, việc quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 bộ. Và hơn thế còn cần có sự phối hợp, giúp sức của nhiều ban, ngành, đơn vị có liên quan, của cộng đồng mạng, trong đó có các bậc phụ huynh chính là những người giám sát và ngăn ngừa con em mình xem những video clip phản cảm đó.

Trần Việt
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Nhà Văn hóa Sinh viên lên tiếng vụ diễn giả nói lời phản cảm

Linh Trang - Bắc Hà |

Giáo dục 24/7: Xảy ra thất thoát đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM; Trưởng Phòng GDĐT miệt thị giáo viên: Không đúng chuẩn mực nghề giáo; Nhà Văn hóa Sinh viên lên tiếng về việc diễn giả vào trường phát ngôn phản cảm;...

Xử phạt học sinh, làm sao để không gây phản cảm?

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Sau vụ giáo viên cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng, nhiều ý kiến băn khoăn, làm sao để thầy cô phạt học sinh mà không gây phản cảm?.

Livestream phản cảm, câu view bất chấp: Xuống cấp văn hóa, kiếm tiền vô đạo đức

ĐÔNG DU |

Tình trạng các cá nhân sản xuất nội dung trên các nền tảng xã hội gây nhiều bức xúc cho khán giả vì cố tình câu view, livestream bất chấp khi khai thác nội dung từ nghệ sĩ. Điều này tạo nên một thứ “văn hóa” rất độc hại - xuất phát từ những đồng lợi nhuận thiếu đạo đức.

Những điều đặc biệt của Carnaval Hạ Long lần thứ 15

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tuần du lịch Hạ Long sẽ diễn ra từ ngày 29.4-3.5.2023, với tâm điểm là chương trình Carnaval Hạ Long 2023 có chủ đề “Vũ điệu Hạ Long - Hòa nhịp năm châu”,  được tổ chức vào 20h ngày 1.5.2023 (Thứ hai), tại đường Võ Nguyên Giáp, phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long.

Dự báo thời tiết tuần tới từ 10.4 đến 16.4

Nhóm PV |

Dự báo thời tiết tuần tới từ 10.4 đến 16.4, không khí lạnh tác động khiến khu vực Thủ đô Hà Nội mưa xuất hiện gần như cả tuần, chủ yếu là mưa nhỏ rải rác. Còn tại TPHCM, nền nhiệt vẫn ở mức cao, dao động từ 25-35 độ C.

Thí điểm sử dụng bằng lái xe tích hợp trên tài khoản định danh điện tử

Vương Trần |

Nghị quyết phiên họp Chính phủ nêu rõ việc triển khai thí điểm sử dụng bằng lái xe tích hợp trên tài khoản định danh điện tử tại tỉnh Bình Dương; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp triển khai thí điểm trong tháng 4.2023.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu hiện nay tăng thêm bao nhiêu tháng?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gắn biển công trình đầu tiên của cả nước chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam; công nhân đến gần hơn với ước mơ có nhà; tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường hiện nay đã tăng thêm bao nhiêu tháng so với năm trước?...

Dự án giao thông kéo dài gần 8 năm, chủ đầu tư cầu cứu

Hoài Luân |

Do vướng mắc trong công tác giải tỏa khiến cho dự án công trình giao thông bị kéo dài gần 8 năm nay. Vì vậy, chủ đầu tư đã "cầu cứu" Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên để tháo gỡ khó khăn.

Giáo dục 24/7: Nhà Văn hóa Sinh viên lên tiếng vụ diễn giả nói lời phản cảm

Linh Trang - Bắc Hà |

Giáo dục 24/7: Xảy ra thất thoát đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM; Trưởng Phòng GDĐT miệt thị giáo viên: Không đúng chuẩn mực nghề giáo; Nhà Văn hóa Sinh viên lên tiếng về việc diễn giả vào trường phát ngôn phản cảm;...

Xử phạt học sinh, làm sao để không gây phản cảm?

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Sau vụ giáo viên cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng, nhiều ý kiến băn khoăn, làm sao để thầy cô phạt học sinh mà không gây phản cảm?.

Livestream phản cảm, câu view bất chấp: Xuống cấp văn hóa, kiếm tiền vô đạo đức

ĐÔNG DU |

Tình trạng các cá nhân sản xuất nội dung trên các nền tảng xã hội gây nhiều bức xúc cho khán giả vì cố tình câu view, livestream bất chấp khi khai thác nội dung từ nghệ sĩ. Điều này tạo nên một thứ “văn hóa” rất độc hại - xuất phát từ những đồng lợi nhuận thiếu đạo đức.