Hàng nghìn hộ dân ở Thái Bình khốn khổ vì nước sạch nhiễm mặn

Lương Hà |

Nhiều năm trở lại đây, hàng nghìn hộ dân ở xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình phải chấp nhận cảnh sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Phải xây bể để chứa nước mưa sử dụng

Theo phản ánh của người dân xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, đã nhiều năm nay, nguồn nước mà các hộ dân sử dụng bị nhiễm mặn khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.

"Suốt mấy năm nay rồi, nước sạch ở chỗ chúng tôi bị nhiễm mặn, nhất là từ tháng 11 bắt đầu bị mặn nặng. Để có nước dùng, nhà tôi phải giữ bể nước mưa cũ và xây thêm một bể chứa lớn để tích nước mưa. Tôi cũng khoan một giếng khoan để lấy nước tưới cây cối vì đợt trước cả vườn cây nhà tôi chết hết vì tưới "nước sạch" - ông Lê Văn Thắng (ở thôn Kha Lý, xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy) nói.

Đến thời điểm này, hàng nghìn hộ dân ở Thụy Quỳnh bỏ tiền ra mua nước sạch nhưng chỉ dùng để tắm, giặt chứ không thể dùng để ăn uống. Ngoài dùng nước mưa để ăn uống, gia đình bà Nguyễn Thị Miền (ở thôn Quỳnh Lý, xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy) phải mua thêm nước bình đóng chai để dùng.

"Hôm nào tôi đi làm về muộn, để các cháu ở nhà nấu cơm mà nấu nhầm bằng "nước sạch" thì không ăn được vì nó ngang, mặn, không khác gì cơm kho. Còn làm đồ ăn mà dùng "nước sạch" thì không cần nêm thêm mắm, muối. "Nước sạch" mà tắm thì dớt hết người. Để tiết kiệm nước mưa, nhà tôi đành tắm nước sạch rồi tắm lại người bằng vài gáo nước mưa" - bà Miền cho hay.

Theo những hộ dân ở đây, cứ khoảng gần cuối năm "nước sạch" vốn đã mặn lại càng mặn hơn. Khoảng thời gian này kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 5, 6 năm sau. Thời điểm này, hầu hết các thiết bị đồ dùng như vòi nước, chậu rửa mặt, bình nóng lạnh, máy giặt, máy lọc nước... của các hộ dân dùng từ đường "nước sạch" phải thường xuyên thay, sửa. Thế nhưng, tình trạng này diễn ra ở xã Thụy Quỳnh suốt nhiều năm nay chưa được xử lý, gây hoang mang cho người dân trong việc sử dụng.

"Nước sạch" bị nhiễm mặn

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Đào Ngọc Hưng - Chủ tịch UBND xã Thụy Quỳnh - cho biết, toàn bộ hệ thống nước sạch của các hộ dân xã Thụy Quỳnh do Trạm cấp nước xã Thụy Quỳnh thuộc Công ty Cổ phần Bitexco Nam Long quản lý. Thế nhưng sau 8 năm đơn vị này quản lý, khai thác còn nhiều hạn chế khiến lưu lượng nước và nguồn nước chưa được đảm bảo theo yêu cầu.

"Hiện nay, trạm cấp nước này lấy nguồn nước từ sông Hoá để xử lý phục vụ cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ xã Thụy Quỳnh gồm 6 thôn với khoảng 2.654 hộ và 8.316 nhân khẩu nhưng lại có công suất 600m3/ngày đêm nên lưu lượng nước, trữ lượng nước không đảm bảo, không đủ.

Bên cạnh đó, có thể do biến đổi khí hậu nên nước của xã Thụy Quỳnh đang nhiễm mặn, nhiễm phèn khoảng từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, như năm nay kéo dài đến tận tháng 6. Theo tiêu chuẩn nước hiện nay thì đối với nước sinh hoạt, nước nấu ăn không đảm bảo vì nồng độ mặn rất cao. Chính vì thế, chính quyền và nhân dân xã Thụy Quỳnh mong muốn công ty sớm có giải pháp với cơ quan chức năng để sớm xử lý tình trạng này và đáp ứng đủ nguồn nước cho nhân dân" - ông Hưng nói.

Tại công văn số 142/KH-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ngày 24.10.2023 về kế hoạch khắc phục giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc trong vấn đề nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trong đó có trạm cấp nước xã Thụy Quỳnh (huyện Thái Thụy).

Trạm cấp nước này được xây dựng từ năm 2009, năm 2011 bắt đầu đưa vào khai thác. Đến nay, tình trạng cấp nước của trạm không ổn định, áp lực nước yếu; nguồn nước nguyên liệu bị xâm nhập mặn tại một số thời điểm dẫn đến chất lượng nước không đảm bảo.

Theo công văn này, trạm cấp nước xã Thụy Quỳnh cần được đầu tư, cải tạo, nâng cấp để khắc phục cấp nước cho người dân và hoàn thành trước ngày 30.12.2024.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình chưa được tiếp cận với nước sạch sinh hoạt

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện 100% xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, tuy nhiên còn 16 xã với hàng nghìn hộ dân vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung.

Mất nước sạch kéo dài, hóa đơn tiền nước vẫn tăng khó hiểu ở khu đô thị Thanh Hà

Tùng Giang |

Nhiều người dân sống tại khu đô thị (KĐT) Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) phản ánh, thời gian qua, dù việc cấp nước sạch sinh hoạt bị gián đoạn, thường xuyên mất nước nhưng hóa đơn tiền nước vẫn tăng cao đầy khó hiểu. Cá biệt có trường hợp căn hộ nhận thông báo thu tiền nước tăng gấp 6 lần so với các tháng trước.

Nước nhiễm mặn, nông dân Đà Nẵng chỉ biết trông đợi trời mưa

THÙY TRANG |

Nắng nóng cùng với việc nước tại các hồ chứa trên đầu nguồn đang bị cạn kiệt khiến nước sông Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ nằm bên bờ sông này cũng đang bị ảnh hưởng khi các hộ dân đang phải tưới nước lợ, nhiễm phèn. Rau màu nhiều loại bị chết gốc, chết khô. Người dân chỉ biết trông chờ vào mưa để rửa mặn.

Giá bia bình dân tăng 85% nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp

Xuyên Đông |

Nếu áp dụng phương pháp hỗn hợp trong thu thuế tiêu thụ đặc biệt, sản phẩm bia cao cấp sẽ tăng từ 65% lên 75%. Trong khi đó, bia bình dân sẽ tăng từ 65% lên 85%. Như vậy, người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ chịu thuế lớn hơn người có thu nhập cao.

Sức khỏe của nghệ sĩ Hai Nhất "Biệt động Sài Gòn" sau đột quỵ

ĐÔNG DU - QUY SA |

Theo thông tin từ phía gia đình, sức khỏe của nghệ sĩ Hai Nhất (đóng vai ông trùm trong phim "Biệt động Sài Gòn") đã ổn. Ông khỏe hơn sau khi bị đột quỵ.

Giới trẻ ngại kết hôn trước tuổi 30, chuyên gia chỉ ra những rào cản

Nhóm PV |

Kết hôn muộn hoặc kết hôn nhưng không sinh con đang là xu hướng sống của giới trẻ, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Vậy đang có những rào cản nào khiến giới trẻ ngại kết hôn? Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu Thanh niên (Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam) sẽ có những phân tích trong số Cafe Chiều thứ 7 tuần này.

Vụ tố mua nước giá đắt đỏ ở Nha Trang, chủ đầu tư cho rằng do dân chưa hiểu hết!

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân chung cư dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) phản ánh, chủ đầu tư bán nước giá đắt đỏ rồi tự ý cắt nước những hộ không nộp tiền nước. Ở chiều ngược lại, chủ đầu tư cho rằng, do không hiểu biết nên một số cư dân đã có thông tin sai lệch…

Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng sai lãi suất, cho vay chồng chéo tại 7 chi nhánh

Nhóm Phóng viên |

Tại Báo cáo số 1247/BC-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về Tổng hợp kết quả kiểm toán tổ chức thực hiện Chương trình phục hồi phát triển Kinh tế - Xã hội mới đây, đã chỉ ra loạt sai sót của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Hàng nghìn hộ dân ở Ninh Bình chưa được tiếp cận với nước sạch sinh hoạt

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện 100% xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, tuy nhiên còn 16 xã với hàng nghìn hộ dân vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung.

Mất nước sạch kéo dài, hóa đơn tiền nước vẫn tăng khó hiểu ở khu đô thị Thanh Hà

Tùng Giang |

Nhiều người dân sống tại khu đô thị (KĐT) Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) phản ánh, thời gian qua, dù việc cấp nước sạch sinh hoạt bị gián đoạn, thường xuyên mất nước nhưng hóa đơn tiền nước vẫn tăng cao đầy khó hiểu. Cá biệt có trường hợp căn hộ nhận thông báo thu tiền nước tăng gấp 6 lần so với các tháng trước.

Nước nhiễm mặn, nông dân Đà Nẵng chỉ biết trông đợi trời mưa

THÙY TRANG |

Nắng nóng cùng với việc nước tại các hồ chứa trên đầu nguồn đang bị cạn kiệt khiến nước sông Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ nằm bên bờ sông này cũng đang bị ảnh hưởng khi các hộ dân đang phải tưới nước lợ, nhiễm phèn. Rau màu nhiều loại bị chết gốc, chết khô. Người dân chỉ biết trông chờ vào mưa để rửa mặn.