GIẢM TẢI BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN:

Sao không nhìn thẳng vào bản chất vấn đề

Việt Hà |

Tình trạng quá tải là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tiêu cực ở các bệnh viện tuyến trên như nạn vòi vĩnh phong bì, thái độ hạch sách của nhân viên y tế, và những nguy cơ khác làm tổn thương tâm lý bác sĩ lẫn người bệnh. Chưa hết, ở bệnh viện tuyến dưới cũng xảy ra nhiều tiêu cực.

Ngành y tế đã thực hiện các đề án luân phiên cán bộ y tế từ tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới, mô hình điều trị ngoại trú, hình thức bác sĩ gia đình, đầu tư nâng cấp bệnh viện, phát triển bệnh viện vệ tinh…

Với những hành động rất cụ thể như: Đối với bệnh viện tuyến dưới, hỗ trợ huấn luyện về các bệnh ưu tiên, bệnh khó và các chuyên khoa cần thiết, hỗ trợ mua sắm một số trang thiết bị điều trị cần thiết, tạo điều kiện trong nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao sức mạnh các chuyên khoa của các bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là chuyên ngành ung bướu, nhi và nội tiết.

Đối với các bệnh viện vệ tinh, huấn luyện liên tục nhân viên của các bệnh viện này nhằm thiết lập những khối chuyên ngành theo từng khu vực tạo điều kiện thông tin 2 chiều giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện vệ tinh về tình trạng bệnh nhân chuyển viện và cách xử trí.

Quy định lại viện phí, giá khám bệnh theo từng loại bệnh viện nhằm giảm tải tuyến trên. Thực hiện biện pháp “thông tin góp ý” và “chế tài” trong chuyển bệnh. Thiết lập các loại “bệnh lý” cho từng tuyến bệnh viện. Chuẩn hóa khoa nhi từ phòng ốc, trang bị, con người, các quy trình, phác đồ, đặc biệt là kinh phí chuẩn...

Sau những đợt sơ kết, tổng kết việc thực hiện các đề án trên, không phủ nhận những thay đổi đáng kể trong khám, chữa bệnh, đặc biệt nhất vẫn là thay đổi được cái nhìn phiến diện của truyền thông, dư luận đối với vấn đề y đức của người bác sĩ. Không đâu ở Việt Nam, bác sĩ ở một bệnh viện tuyến trên có thể phải khám hoặc điều trị cho hàng trăm lượt bệnh nhân mỗi ngày, và khi sơ suất dù rất nhỏ xảy ra, họ là người đầu tiên bị dư luận xã hội, giới truyền thông lên án về y đức, không khoan nhượng.

Thực tế thì ngành y vẫn chưa có nhiều hành động thiết thực để khiến cho người dân tin tưởng vào tuyến y tế cơ sở, các trạm y tế xã, phường hầu như luôn trong tình trạng “đìu hiu vắng khách”, chỉ còn là hình thức, các trung tâm y tế quận, huyện cũng tình trạng tương tự, bệnh viện huyện, tỉnh tại nhiều địa phương lại càng là nỗi “khiếp đảm” của người dân. 

Đáng nói là tại sao chỉ với những bệnh lý đơn giản có thể phát hiện dễ dàng ở các bệnh viện địa phương nhưng người dân vẫn không “dám” đặt lòng tin để rồi phải chen chân khám ở bệnh viện lớn?

Bản chất của vấn đề quá tải bệnh viện không phải lỗi ở bệnh nhân, vì có nhiều ý kiến cho rằng do đời sống ngày càng cao, giao thông đi lại dễ dàng nên người dân tự ý đổ dồn về khám và chữa bệnh ở những bệnh viện lớn. Ngành y vẫn nên nhìn lại quy hoạch cơ sở y tế từ ban đầu đến các tuyến trên để khắc phục lỗi của chính mình.

Trong khi các bệnh viện tuyến trên được đầu tư mạnh từ cơ sở VẬT CHẤT đến NHÂN LỰC và nay vẫn không ngừng được đầu tư, mới đây nhất là việc bố trí hàng nghìn tỉ đồng cho đề án “Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại thành phố Hồ Chí Minh” thì ở các bệnh viện tuyến dưới nói chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn kém cõi, lạc hậu. Bảo hiểm y tế bị khống chế mức độ phục vụ, điều dễ dàng nhận thấy nhất là thuốc bảo hiểm ở bệnh viện quận, huyện, thậm chí ở bệnh viện tỉnh không chất lượng bằng bệnh viện tuyến trên. Trình độ bác sĩ chỉ ở tầm trung, thậm chí kém do hiện nay đã rộng quá nhiều nguồn đào tạo. Chưa kể, tính chủ động của các địa phương chưa cao, có những bệnh viện tuyến dưới không chịu chuyển mình, hoặc hợp tác kém với sự hỗ trợ của tuyến trên.

Chúng ta chờ đón nhiều bệnh viện mới nghìn tỉ, nhưng không ai dám chắc trong tương lai, những bệnh viện này lại vẫn lâm vào tình trạng quá tải, vỡ trận nếu ngay từ bây giờ không khắc phục những lỗ hổng của hệ thống bệnh viện tuyến dưới nói chung? 

Nguyễn Việt Hà  TP. HCM 


 

Việt Hà
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Quyết định được coi là quan trọng bậc nhất cuộc đời một con người chính là quyết định kết hôn. Kết hôn với ai? Kết hôn vì lẽ gì? Kết hôn để mong muốn điều gì? Tất cả những câu hỏi đó luôn được đặt ra trước khi ta quyết định đặt bút ký vào tờ giấy màu hồng tượng trưng cho sự cam kết gắn bó suốt phần đời còn lại...

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Dự báo diễn biến không khí lạnh bổ sung ngay sau Tết Nguyên đán

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 28.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động diện rộng đến Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài chính thông minh: Kế hoạch mua căn nhà đầu tiên chỉ với 700 triệu đồng

Nhóm PV |

Mua nhà là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với số vốn chỉ 700 triệu đồng thì nên cân đối và vay mượn ra sao? Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) - ông Tạ Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thuỳ Chi sẽ trả lời chi tiết trong số hôm nay.

Tai nạn trên Quốc lộ 6, 2 người chết, giao thông ùn tắc cục bộ

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người tử vong tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Người dân miền Tây tấp nập quay trở lại TP lớn sau đợt nghỉ Tết

Tạ Quang |

Ngày 26.1 (tức mùng 5 Tết) người dân ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,… để làm việc sau dịp nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày.

Các sao Việt đặt kế hoạch đi đâu trong năm mới 2023?

Ngọc Trang - Phước Trường |

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Quang Hiếu, Phi Thanh Vân, Đoan Trường... đã hào hứng lập kế hoạch cho các chuyến du lịch trong năm mới 2023.

5 giải pháp chính kiểm soát lạm phát trong năm 2023

TRÍ MINH |

Bước sang năm 2023, sẽ có những thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Thực tế đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và đồng bộ.