Quy định giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ ngày 3.12.2023

Hà Lê |

Từ ngày 3.12.2023 sẽ áp dụng mẫu giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (hay giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế) được quy định tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực thi hành từ ngày 3.12.2023).

Một số quy định về cần biết về chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT):

Về mức hưởng BHYT: Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

c
Mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ ngày 3.12.2023. Ảnh chụp màn hình

Về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT: Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia BHYT phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu giấy chuyển tuyến BHYT nêu trên. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Về thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh: Người tham gia BHYT thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

+ Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

+ Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.

- Mức thanh toán chi phí vận chuyển: Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sĩ tiếp nhận người bệnh;

Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Bỏ giấy chuyển tuyến có thể tiện nhưng sẽ gây thiệt hại cho người bệnh

Nhóm PV |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại biểu Quốc hội, TS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) - cho rằng, nếu bỏ giấy chuyển tuyến sẽ khiến hệ thống y tế bị vỡ trận, tê liệt, gây thiệt hại cho người bệnh.

Chuyển tuyến khám chữa bệnh bằng giấy hay điện tử?

Hà Lê |

Vai trò của giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án… nên việc chuyển tuyến bằng giấy hay điện tử thì phù hợp?

Những ý kiến trái chiều về bỏ giấy chuyển tuyến

Lệ Hà |

Giấy chuyển tuyến rất phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi cho người bệnh; Giấy chuyển tuyến là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng... Hàng loạt ý kiến đưa ra với mong muốn bỏ giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều.

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

240 tỉ đồng chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động

Thành An |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí khoảng 240 tỉ đồng. Với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, người lao động mong có những quyết sách, kiến nghị để hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội.

Phát triển đoàn viên gắn với thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp

Mai Dung |

Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - cho biết: Những ngày này, tôi cũng như cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ cả nước đang hướng về Đại hội với mong mỏi, kỳ vọng một nhiệm kỳ mới với nhiều chính sách mới, mang lại lợi ích cho hàng triệu đoàn viên, CNVCLĐ.

Bỏ giấy chuyển tuyến có thể tiện nhưng sẽ gây thiệt hại cho người bệnh

Nhóm PV |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại biểu Quốc hội, TS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) - cho rằng, nếu bỏ giấy chuyển tuyến sẽ khiến hệ thống y tế bị vỡ trận, tê liệt, gây thiệt hại cho người bệnh.

Chuyển tuyến khám chữa bệnh bằng giấy hay điện tử?

Hà Lê |

Vai trò của giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án… nên việc chuyển tuyến bằng giấy hay điện tử thì phù hợp?

Những ý kiến trái chiều về bỏ giấy chuyển tuyến

Lệ Hà |

Giấy chuyển tuyến rất phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi cho người bệnh; Giấy chuyển tuyến là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng... Hàng loạt ý kiến đưa ra với mong muốn bỏ giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều.