Những ý kiến trái chiều về bỏ giấy chuyển tuyến

Lệ Hà |

Giấy chuyển tuyến rất phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi cho người bệnh; Giấy chuyển tuyến là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng... Hàng loạt ý kiến đưa ra với mong muốn bỏ giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều.

Giấy chuyển tuyến phiền toái

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 20.11, GS. Nguyễn Anh Trí (nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương) kiến nghị sớm bãi bỏ giấy chuyển tuyến và đẩy mạnh thông tuyến bệnh viện khi 93% dân số Việt Nam đã tham gia bảo hiểm y tế, để "người dân chữa bệnh ở đâu cũng được, phù hợp tình trạng bệnh, chất lượng khám chữa, thời gian đi lại, điều kiện chăm sóc".

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp phản ánh bệnh viện chuyển tuyến chậm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như tính mạng người bệnh. Năm 2019, bệnh nhi 10 tuổi ở Hà Nội bị viêm cơ tim, Bệnh viện đa khoa Vân Đình chẩn đoán rối loạn tiêu hóa nên không cần chuyển viện. Tình trạng của bệnh nhi ngày càng nặng, gia đình quyết tâm đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, bệnh nhi được kết luận viêm cơ tim, suy đa tạng... và tử vong sau đó. Gia đình cho rằng bác sĩ Bệnh viện đa khoa Vân Đình không chẩn đoán đúng bệnh và không chuyển tuyến trên kịp thời là nguyên nhân khiến bé tử vong.

Một hiện tượng khác xuất hiện là "cò" chuyển viện. Lợi dụng tâm lý người bệnh muốn chuyển lên tuyến trên điều trị đã xuất hiện các đối tượng "cò". Sự tồn tại của “cò” đã và đang gây ra những hệ lụy khôn lường.

Bỏ giấy chuyển tuyến là phá vỡ hệ thống

TS Dương Đức Hùng - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng: Bệnh viện quá tải đồng nghĩa với chất lượng điều trị kém đi, người bệnh phải chịu hậu quả. Như vậy vẫn phải duy trì quy định về chuyển tuyến. Những kỹ thuật đơn giản có thể làm ở tuyến dưới thì không cần chuyển lên tuyến trên. Nếu bỏ giấy chuyển viện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã quá tải lại càng quá tải hơn. Người dân sẽ đổ dồn lên tuyến trên thì bệnh viện không còn thời gian để thực hiện kỹ thuật chuyên sâu.

Ví dụ, viêm ruột thừa tuyến huyện có thể mổ được nhưng người bệnh về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xa hàng trăm cây số sẽ rất nhiều chi phí đi theo. Đứng góc độ người quản lý, tôi thấy rằng cần duy trì quy định phân tuyến. Trên thế giới cũng vẫn có phân tuyến.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau khi thực hiện thông tuyến, tỉ lệ người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến xã giảm mạnh chỉ còn 14%. Năm 2021, sau khi được thông tuyến tỉnh nội trú tỉ lệ bệnh nhân chuyển lên tuyến tỉnh tăng hơn nữa.

Ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho rằng: Nếu chúng ta không duy trì chuyển tuyến sẽ phá vỡ hệ thống. Ví dụ những trường hợp cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi... có thể điều trị ở tuyến y tế cơ sở, không lên tuyến trên. Hiện quản lý bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, huyết áp... có thể điều trị tuyến huyện. Nếu tất cả người bệnh này dồn lên tuyến trung ương điều trị sẽ tạo nên lãng phí nguồn lực. Tuyến dưới sẽ rất khó duy trì hoạt động.

Ngoài ra, bỏ phân tuyến gây ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm y tế. Tăng chi phí cho người bệnh vì người bệnh phải đi lại, tăng chi cho quỹ BHYT, tăng chi phí cho xã hội. Ví dụ nếu điều trị ở tuyến dưới tiền giường bệnh, chi phí thấp hơn.

Bác sĩ Lê Hữu Nghị - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng ý kiến: Bỏ giấy chuyển viện với bệnh nhân điều trị nội trú là hợp lý (khi trường hợp đó vượt quá khả năng điều trị tuyến dưới), người bệnh nếu phải nhập viện điều trị sẽ được hưởng chế độ BHYT như tuyến đăng ký ban đầu. Còn với trường hợp điều trị ngoại trú (chỉ khám bệnh và kê đơn) ở tuyến trên thì phải có giấy chuyển tuyến để tránh quá tải cho những bệnh viện tuyến trên.

"Tuyến ban đầu (nơi đăng ký thẻ BHYT) vừa là nơi khám chữa bệnh, vừa là nơi phân loại. Để người bệnh chỉ khám ngoại trú thôi mà bỏ giấy chuyển tuyến thì sẽ gây hậu quả nặng nề cho cả tuyến trên và tuyến dưới. Tuyến trên quá tải, tuyến dưới không có bệnh nhân khám và không phát triển được", bác sĩ Lê Hữu Nghị cho biết thêm.

Lãnh đạo một bệnh viện tại Hà Nội lại đưa ra ý kiến: Việc xem xét chuyển sang giấy chuyển tuyến điện tử là hoàn toàn hợp lý nhưng vẫn cần có các giải pháp trước mắt cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai.

Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đang nghiên cứu áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử, giúp cho việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Khi có giấy chuyển tuyến, người bệnh được hưởng mức bảo hiểm y tế ra sao?

MINH HÀ - THU THỦY |

Theo khoản 4 Điều 6 Thông 30/2020/TT-BYT, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định là một trong những trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến rất cần thiết

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, do vậy giấy chuyển tuyến (giấy và điện tử) vẫn rất cần thiết.

Bộ Y tế đang cân nhắc bỏ giấy chuyển tuyến, thay bằng bản điện tử

Thanh Hà |

Hiện, ngành y tế đang sử dụng văn bản chuyển tuyến dạng giấy. Trong quá trình sử dụng, có phát sinh tình trạng người dân phải đi lại nhiều để xin tờ giấy này.

“Hoa xương rồng”, “Con đường của Hạ” đoạt giải cao nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn

Nhóm PV |

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động tổ chức, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam, diễn ra tối nay (26.11) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Lý do TPHCM có đủ 5 Phó Chủ tịch UBND vẫn muốn xin thêm

MINH QUÂN |

TPHCM - Làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên kiến nghị cho thành phố thêm một Phó Chủ tịch UBND chuyên trách để đảm trách việc thực hiện Nghị quyết 98.

Cháy nhà xưởng tại ngoại thành Hải Phòng, cột khói cao hàng trăm mét

Hoàng Khôi |

Ngày 26.11, thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Hải Phòng, một vụ cháy lớn vừa xảy ra trên địa bàn xã Thái Sơn, huyện An Lão.

Hàng cột điện giữa đường tiềm ẩn tai nạn giao thông

Minh Hạnh |

Hà Nội - Tuyến đường Ngọc Hồi đoạn km12+500 đi qua xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì từ nhiều năm nay có 1 hàng cột điện bị “bỏ quên” nằm giữa đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao và mất mỹ quan đô thị.

Tàu sắt không người lái trôi trên biển được giao cho Cảng vụ Hàng hải xử lý

HƯNG THƠ |

Chiếc tàu vỏ sắt không người lái có chữ nước ngoài trôi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị được giao Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị quản lý, bảo vệ và xử lý.

Khi có giấy chuyển tuyến, người bệnh được hưởng mức bảo hiểm y tế ra sao?

MINH HÀ - THU THỦY |

Theo khoản 4 Điều 6 Thông 30/2020/TT-BYT, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định là một trong những trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến rất cần thiết

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, do vậy giấy chuyển tuyến (giấy và điện tử) vẫn rất cần thiết.

Bộ Y tế đang cân nhắc bỏ giấy chuyển tuyến, thay bằng bản điện tử

Thanh Hà |

Hiện, ngành y tế đang sử dụng văn bản chuyển tuyến dạng giấy. Trong quá trình sử dụng, có phát sinh tình trạng người dân phải đi lại nhiều để xin tờ giấy này.