Quà cứu trợ, chia sao cho công bằng?

Hà Sơn |

Khúc ruột miền Trung quê tôi, năm nào cũng vậy, ngàn đời nay đã vậy, cứ khoảng sau rằm tháng Bảy, nơi đây lại phải đón nhận những đợt mưa xối xả, kéo dài hàng ngày liền, sau những ngày mưa, nước từ thượng nguồn dãy Trường Sơn đổ về, biến cả vùng quê trở thành một vùng trắng xóa, ngập tràn trong nước. Và năm nào cũng vậy, cứ sau những cơn lũ quét đi qua, rất nhiều xã, thôn, xóm ở quê tôi lại “được” đón nhận những đoàn cứu trợ từ khắp mọi miền đất nước kéo về.
Sống ở quê hàng chục năm tôi biết, bà con cảm động biết bao trước những tình cảm lớn lao mà những người vốn dĩ rất “xa lạ” với họ mang tới. 

Dù thành thực thừa nhận, số tiền cứu trợ đó chẳng thấm tháp vào đâu so với những tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần mà người dân nơi đây phải đón nhận sau những trận lũ liên tiếp. Nhưng, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, càng trong gian khó, con người ta lại càng trân trọng những gì được giúp đỡ. Tôi tin rằng không chỉ ở quê mình, mà đâu đâu trên đất nước Việt Nam, nhân dân ta cũng có cùng suy nghĩ. 

Lẽ dĩ nhiên, xung quanh những chuyến cứu trợ là hàng trăm câu chuyện dài, mà có lẽ, những ai không sinh ra và lớn lên, chưa từng không sống và làm việc ở chính nơi đây, chưa từng tận tay tiếp nhận những món quà cứu trợ từ khắp nơi gửi về sẽ thật khó mà hiểu hết được bản chất của mọi vấn đề. 

Tôi còn nhớ rất rõ, bố tôi từng làm bí thư chi bộ của xóm hơn chục năm trời. Và năm nào cũng vậy, cứ sau những trận lũ tan hoang, song song với việc khắc phục hậu quả, thôn xóm lại liên tục phải họp hành để tính các phương án nhận hàng cứu trợ. 

Hàng loạt vấn đề được đặt ra như: xóm sẽ tổ chức đón nhận như thế nào? gia đình nào sẽ được ưu tiên nhận trước? loại quà cứu trợ nào sẽ phù hợp với nhu cầu của gia đình nào…ôi, thì đủ các vấn đề phát sinh, mà nếu giải quyết không khéo thì hậu quả để lại sẽ hết sức nặng nề.

Hậu quả ở đây tất nhiên là không phải vì “cái chức” bí thư chi bộ hay trưởng thôn xóm, vì chắc chắn, nếu không vì lợi ích của cộng đồng, thì chẳng không mấy ai “thèm” cái chức “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” ấy, mà lớn hơn rất nhiều chính là những tổn thất về tình cảm xóm làng. Đặc thù thôn quê vốn dĩ là vậy.

Ở đây, câu nói “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” bao giờ cũng cực kỳ chính xác. Nếu vui vẻ, thoải mái về tư tưởng, người ta không bao giờ tiếc nuối nếu phải hy sinh đi những miếng đất vườn để làm đường liên thôn, liên xã, nhưng ở chiều ngược lại, nếu tư tưởng không thông thì chuyện bé tất yếu cũng thành chuyện lớn. Và tôi biết, những người “có chức, có quyền” ở địa phương họ sợ nhất chính là sứt mẻ tình cảm với bà con bên cạnh nhà mình. 

Trong những ngày này, khi dư luận đang ít nhiều “dậy sóng” vì một ông trưởng thôn ở Quảng Bình thu tiền cứu trợ của người dân để chia đều cho những người trong xóm, xung quang sự kiện này dư luận phân thành hai luồng ý kiến rõ ràng: Phản đối hoặc thông cảm. Dĩ nhiên, luồng ý kiến phản đối vẫn là đa số. 

Dư luận phản đối phải thôi, bởi đó là cách làm “phạm luật”, làm gì có chuyện quà cứu trợ của một gia đình vốn đã rất nghèo khổ lại phải đem chia đều cho những người khác. 

Nhưng, bên cạnh những ý kiến phải đối, cũng có không ít người tỏ ra thông cảm cho ông trưởng thôn này. Bởi, như chính ông giải thích trước báo chí, việc chia đều quà cứu trợ đó không phải là ý kiến của riêng ông, bản thân ông cũng không chiếm lấy dù chỉ một đồng trong số tiền đó, chẳng qua vì đó là sự thống nhất của cả xóm. 

Bây giờ chúng ta sẽ đặt ra một câu hỏi: Nếu đặt bạn ở cương vị của ông trưởng thôn kia, bạn sẽ đưa ra quyết định như thế nào? Có thật là bạn sẽ dũng cảm để làm theo chân lý “đúng” và đi ngược lại với ý kiến của số đông bà con nơi bạn sinh sống không? Có hay không sẽ phụ thuộc vào cách suy nghĩ của mọi người. 

Tôi không dám nói cách làm của ông trưởng thôn kia là đúng. Nhưng, từ thực tế ở quê mình, tôi vẫn mường tượng nhận ra được cái thế “tiến thoái lưỡng nan” của ông. 

Một anh bạn của tôi vốn đang làm ở “Ở quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung” – người năm nào cũng có những đợt đi cứu trợ tại miền Trung đã chia sẽ khi đọc những bài viết về việc làm của vị trưởng thôn ở Quảng Bình: “mình tin rằng cái ông trưởng thôn ấy chắc chắn không trục lợi trong việc này, chỉ là vì cùng thôn với nhau, người thì được năm trăm, một triệu, người thì chẳng có gì, mà nghèo thì có khác gì nhau. Chia đều, ấy là giữ cái tình cho láng giềng, hàng xóm. 

Có những đợt đi từ thiện, mình phải đi khảo sát đến 2 lần, trước khi đi thật. Phải tính toán làm sao cho quà phải có đủ cho cả trường, cả bản. Năm ngoái chứ đâu, đúng ngày chuyển quà lên bản, thì chủ tịch xã ngăn lại vì dân bản trên đường lên thắc mắc sao bản người ta được, còn bản mình thì không. Xã bảo chia đều cho 2 bản thì được, không thì thôi! 

Cũng có lý, nhưng sẽ không thể nào giải thích được với đoàn - khi ấy vẫn đang ở Hà Nội, chưa xuất phát, đành phải năn nỉ, ăn vạ, hứa hẹn đủ điều để theo kế hoạch ban đầu, chỉ phát quà cho một bản. Những người như anh trưởng thôn, giờ này khác gì trộm chó bị bắt được đâu. 

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Hà Sơn
TIN LIÊN QUAN

Tiến tới cứu trợ vùng lũ lâu dài, bền vững

LÊ XUÂN CHIẾN |

Cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt là truyền thống vị tha nhân ái, “thương người như thể thương thân” tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Nhờ những tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng mà người dân vùng bão lũ có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên qua theo dõi công tác cứu trợ những năm qua, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề băn khoăn, bất cập trong câu chuyện cứu trợ bão lụt của cả nước nói chung, miền Trung nói riêng.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

Tiến tới cứu trợ vùng lũ lâu dài, bền vững

LÊ XUÂN CHIẾN |

Cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt là truyền thống vị tha nhân ái, “thương người như thể thương thân” tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Nhờ những tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng mà người dân vùng bão lũ có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên qua theo dõi công tác cứu trợ những năm qua, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề băn khoăn, bất cập trong câu chuyện cứu trợ bão lụt của cả nước nói chung, miền Trung nói riêng.