Những đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh từ 1.1.2024

Hà Lê |

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 1.1.2024.

Các trường hợp được ưu tiên khám, chữa bệnh từ 1.1.2024:

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2024) quy định về giải thích từ ngữ như sau:

- Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.

- Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.

- Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 2, Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu;

Trẻ em dưới 6 tuổi;

Phụ nữ có thai;

Người khuyết tật đặc biệt nặng;

Người khuyết tật nặng;

Người từ đủ 75 tuổi trở lên;

Người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, độ tuổi được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh được quy định như trên.

Ngân sách nhà nước về khám chữa bệnh ưu tiên bố trí cho những hoạt động nào?

Theo Điều 4 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quy định về ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu y tế đa dạng của người dân:

- Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện: Việc đầu tư và phát triển hệ thống y tế cơ sở và hệ thống cấp cứu ngoại viện là cực kỳ quan trọng để cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả và kịp thời cho nhân dân, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp.

- Tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Điều này đảm bảo rằng người dân ở những khu vực khó khăn sẽ có cơ hội truy cập dịch vụ y tế đầy đủ và phù hợp với tình hình địa phương của họ.

- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây: Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Quy định chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu với sĩ quan quân đội nghỉ hưu

Phương Minh |

Bạn đọc Hữu Huynh hỏi: Bố tôi (nơi sinh Hải Dương) là thượng tá quân đội nghỉ hưu đã lâu, đang khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Quân y 7 (Hải Dương). Hiện ông đang sống với tôi tại quận Long Biên, Hà Nội. Vậy bố tôi có được chuyển khám bệnh ban đầu về Bệnh viện Trung ương quân đội 108 không?

Lưu ý về giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023

Hà Lê |

Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, Bảo hiểm Xã hội TPHCM vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh BHYT về việc thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Vậy khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 cần lưu ý gì về giấy chuyển tuyến?

Đề xuất cấm quấy rối, xâm hại tình dục người bệnh vào dự thảo Luật Khám, chữa bệnh

Nhóm PV |

Góp ý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm: Cấm lợi dụng việc khám chữa bệnh để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh, người thân người bệnh.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Phạm Trung Kiên mong xem xét tình tiết "lập công chuộc tội"

Việt Dũng |

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cho rằng, trong vụ chuyến bay giải cứu bị chỉ trích rất nhiều từ dư luận nên đã từ bỏ tham lam vật chất để khắc phục toàn bộ hậu quả.

Cầu vượt sông Hồng gần 1.000 tỉ đồng nối Thái Bình - Nam Định tiến về đích

Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định nằm trên tuyến đường bộ ven biển với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, có chiều dài 1,4 km đang dần hoàn thành sau gần 3 năm thi công.

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ năng lực hạn chế, không toàn ý vì công việc

PHẠM ĐÔNG |

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, thay thế và xử lý nghiêm cán bộ năng lực hạn chế, phẩm chất yếu kém, không toàn tâm, toàn ý vì công việc chung.

Làm rõ vụ người lạ vào sân trường bế học sinh lớp 1 lên xe máy

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Một em học sinh lớp 1 đang ngồi trong sân trường chờ người nhà đến đón về sau khi tan trường thì có người đàn ông lạ mặt đi xe máy tới nói chuyện và bế em này lên xe máy. Bảo vệ kịp phát hiện, đưa em học sinh xuống khỏi xe người lạ, sau đó người này tăng ga rời đi.

Quy định chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu với sĩ quan quân đội nghỉ hưu

Phương Minh |

Bạn đọc Hữu Huynh hỏi: Bố tôi (nơi sinh Hải Dương) là thượng tá quân đội nghỉ hưu đã lâu, đang khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Quân y 7 (Hải Dương). Hiện ông đang sống với tôi tại quận Long Biên, Hà Nội. Vậy bố tôi có được chuyển khám bệnh ban đầu về Bệnh viện Trung ương quân đội 108 không?

Lưu ý về giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023

Hà Lê |

Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, Bảo hiểm Xã hội TPHCM vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh BHYT về việc thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Vậy khám chữa bệnh BHYT cuối năm 2023 cần lưu ý gì về giấy chuyển tuyến?

Đề xuất cấm quấy rối, xâm hại tình dục người bệnh vào dự thảo Luật Khám, chữa bệnh

Nhóm PV |

Góp ý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm: Cấm lợi dụng việc khám chữa bệnh để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh, người thân người bệnh.