Nhân viên y tế trường học lo bị đứng ngoài chính sách mới

HẠNH AN |

Thông tư 19, 20/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định khá rõ ràng các vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục công lập, không còn dùng từ nhân viên, là cơ sở để xếp lương theo vị trí việc làm, cải thiện thu nhập khi cải cách tiền lương trong thời gian tới. Song, nhiều nhân viên y tế trường học lo lắng bị đứng ngoài chính sách mới này.

Kiêm nhiệm nhiều công việc

Chị Hồ Thị Thu Thảo (SN 1993) hiện đang sinh sống tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chị Thảo chính thức là viên chức y tế sau ngày 15.2.2023.

Mỗi ngày, chị Thảo phải di chuyển gần 30km từ xã Phong Chương đến xã Phong Xuân, huyện Phong Điều, tỉnh Thừa Thiên Huế để làm việc. Ngoài tham gia công việc chính là nhân viên y tế hợp đồng thì chị phải làm kiêm nhiệm công việc thủ quỹ bán trú, công tác văn thư, hỗ trợ đứng lớp khi giáo viên ốm, bận việc; kiêm nhiệm phụ bếp khi thiếu nhân viên cấp dưỡng và nhiều công việc khác nếu được Ban Giám hiệu nhà trường giao phó.

“Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, 3 tháng hè tôi bị cắt hợp đồng, không được nhận lương mà vẫn tham gia công tác tại các chốt kiểm dịch trên tuyến đường Quốc lộ 1A, không được ưu tiên trong chế độ tiêm vaccine phòng ngừa dịch bệnh vì không phải là nhân viên biên chế. Hằng ngày, tôi đi trực chốt trong nỗi hoang mang, lo sợ sẽ đem bệnh về cho gia đình và con nhỏ. Hai chữ “hợp đồng” làm tôi ám ảnh đến mức ngủ cũng văng vẳng bên tai” - chị Thảo nhớ lại.

Sau nhiều năm chờ đợi và cống hiến, chị Thảo trúng tuyển vào biên chế y tế học đường. Chị chưa từng quên cảm giác vui sướng, hạnh phúc và đầy tự hào khi nhận quyết định chính thức trở thành viên chức y tế học đường vào ngày 5.5.2023. Cùng với đó, chị sẵn sàng tiếp tục cống hiến một phần sức lực nhỏ bé cho ngành Giáo dục, ngành Y tế nước nhà.

Lo sợ bị đứng ngoài chính sách

Mới đây, ngày 30.10.2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.

Theo đó, ở 2 thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định khá rõ ràng các vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục công lập, không còn dùng từ nhân viên. Đây là cơ sở quan trọng để các nhân viên trường học trước đây được xếp lương theo vị trí việc làm, cải thiện thu nhập khi cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, y tế học đường không thuộc nhóm vị trí việc làm được định biên trong cơ sở giáo dục mà thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ và thuộc nhân viên hợp đồng tùy theo nhu cầu của đơn vị.

Chị Thảo cũng như nhiều viên chức y tế học đường thắc mắc, căn cứ các thông tư trên, trường hợp chị đang là viên chức hợp đồng không xác định thời hạn trước 15.2.2023 sẽ được sắp xếp vào vị trí nào? Có còn là viên chức ngành Giáo dục nữa hay không? Hay chị và nhiều đồng nghiệp khác phải về vị trí nhân viên hợp đồng?

Còn chị Đỗ Thị Quý (Bắc Giang) bắt đầu làm nhân viên y tế học đường từ tháng 4.2008 và luân chuyển công tác đến nhiều trường học khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, chị Quý đang giữ vị trí nhân viên y tế học đường tại Trường Tiểu học thị trấn Vôi số 2 (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

Là nhân viên y tế, chị Quý vẫn kiêm nhiệm công việc của nhân viên thiết bị, đồ dùng và hưởng mức lương là khoảng 6,5 triệu đồng/tháng.

Với giá cả, chi tiêu như bây giờ, chuyện học của 3 con khiến chị phải buôn bán, kinh doanh online. Tháng nào buôn may, bán đắt thì chị được thêm một vài triệu đồng, có tháng không kiếm được thêm còn lỗ tiền vốn.

"Kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp xem xét lại với những trường hợp viên chức y tế có thời gian tuyển dụng sau 15.2.2023. Khi các cấp, các ngành, khi đất nước cần, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tham gia mọi nhiệm vụ. Thông tư mới này đã khiến chúng tôi vô cùng hoang mang, lo lắng" - chị Thảo giãi bày.

HẠNH AN
TIN LIÊN QUAN

Nhân viên y tế trường học lo lắng về chính sách mới của ngành Giáo dục

LƯƠNG HẠNH |

Trong lúc cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước đang hân hoan đón chờ chính sách cải cách tiền lương mới, nhiều nhân viên y tế trường học hoang mang, lo lắng.

Khoảng trống nhân viên y tế học đường

Thanh Chân - Chân Phúc |

Nhiều trường học ở TPHCM gặp khó khi tuyển dụng nhân viên y tế học đường, gây ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Có thể thấy rằng, mức lương và thời gian làm việc không tương xứng đã tạo nên thực trạng này.

Ở những nơi nhân viên y tế học đường mướt mồ hôi với công việc

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Số lượng học sinh đông, công việc nhiều, thậm chí phải làm kiêm nhiệm, các nhân viên y tế học đường phải vất vả với công việc và không ít lần rơi cảnh "mướt mồ hôi"...

Tin 20h: Cải cách tiền lương, trợ cấp của người có công thay đổi ra sao?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.12: Người lao động mong được nghỉ thêm 2 ngày dịp Quốc khánh 2.9; Nữ giáo viên bị nhóm học sinh dồn vào góc tường, chửi bới, lăng mạ; Cải cách tiền lương từ 1.7.2024, trợ cấp người có công sẽ thay đổi đáng kể;...

Thiết kế lạ mắt của cây cầu hơn 6.000 tỉ đồng sắp xây trên sông Sài Gòn

MINH QUÂN - Ảnh: Portcoast |

TPHCM - Cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn (nối liền Quận 7 và TP Thủ Đức) được Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM đề xuất xây dựng với thiết kế độc đáo, một phần của cầu có thể nâng lên độ cao khoảng 45 m để các tàu, thuyền lớn đi qua. Nếu được thông qua chủ trương, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ khởi công năm 2025, thông xe năm 2028.

Dự báo giá xăng dầu trong nước khi giá dầu thế giới tụt dốc

Anh Tuấn |

Các doanh nghiệp xăng dầu dự báo nhiều khả năng giá xăng RON 95 giảm nhẹ, còn giá E5 RON 92 tăng, dầu DO cũng biến động giảm nhẹ khoảng 50 đồng/lít.

Nơi nào, cá nhân nào trì trệ, né tránh sẽ bị xử lý kỷ luật

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành ủy sẽ kiểm tra, giám sát việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố. Nơi nào, cá nhân nào để xảy ra tình trạng trì trệ, né tránh trách nhiệm sẽ bị xử lý kỷ luật.

Sập hành lang cầu ở thành phố Yên Bái khiến xe tải lọt xuống hố sâu

Hồng Nguyên |

Yên Bái - Theo các nhân chứng, thời điểm xảy ra vụ sập hành lang cầu, rất may không có người đi bộ, nếu không hậu quả sẽ nghiêm trọng.

Nhân viên y tế trường học lo lắng về chính sách mới của ngành Giáo dục

LƯƠNG HẠNH |

Trong lúc cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước đang hân hoan đón chờ chính sách cải cách tiền lương mới, nhiều nhân viên y tế trường học hoang mang, lo lắng.

Khoảng trống nhân viên y tế học đường

Thanh Chân - Chân Phúc |

Nhiều trường học ở TPHCM gặp khó khi tuyển dụng nhân viên y tế học đường, gây ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Có thể thấy rằng, mức lương và thời gian làm việc không tương xứng đã tạo nên thực trạng này.

Ở những nơi nhân viên y tế học đường mướt mồ hôi với công việc

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Số lượng học sinh đông, công việc nhiều, thậm chí phải làm kiêm nhiệm, các nhân viên y tế học đường phải vất vả với công việc và không ít lần rơi cảnh "mướt mồ hôi"...