Những trường hợp nào chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức?

Bảo Hân (T/H) |

Điều 3 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, những trường hợp sau đây chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức: 

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 4 của Nghị định này quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật:

1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức quy định:

Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động, bị xử phạt như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, trừ lương không được xem là một trong các hình thức xử lý kỷ luật người lao động.

Nghiêm cấm phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

Bảo Hân (T/H) |

Những hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019.

Có được xử lý kỷ luật đối với lao động đang mang thai?

Bảo Hân (T/H) |

Không được áp dụng việc xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ trong thời gian đang mang thai. Đây là một trong những nội dung được quy định tại Khoản 4, Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động, bị xử phạt như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, trừ lương không được xem là một trong các hình thức xử lý kỷ luật người lao động.

Nghiêm cấm phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

Bảo Hân (T/H) |

Những hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019.

Có được xử lý kỷ luật đối với lao động đang mang thai?

Bảo Hân (T/H) |

Không được áp dụng việc xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ trong thời gian đang mang thai. Đây là một trong những nội dung được quy định tại Khoản 4, Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.