Người lao động có được tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Văn Tân (Hà Nội) hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội là do kế toán của đơn vị giữ hay là phát cho cá nhân người lao động?
Người lao động có quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân
Người lao động có quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân

Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người lao động có quyền tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Thực tế hiện nay nhiều công ty đã giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tự quản lý hoặc công ty giữ thay người lao động.

Nếu người lao động muốn tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội thì có thể liên hệ phòng nhân sự của công ty để được lấy sổ. Việc tự quản lý này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc công ty tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Đóng nối bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp?

Hà Anh |

Anh Nguyễn Hồng Thái (Từ Sơn, Bắc Ninh) hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở công ty cũ là 3 năm 5 tháng. Sau đó tôi có xin vào công ty khác và đóng BHXH được 4 tháng, rồi lại nghỉ. Vậy sau khi tôi nghỉ ở công ty mới thì có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không?

Công đoàn bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động

KỲ QUAN |

Thực tế tại tỉnh Long An cho thấy, khi tổ chức Công đoàn vào cuộc giúp người lao động (NLĐ) đòi chủ doanh nghiệp (DN) các khoản nợ tiền lương, tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung BHXH), việc đòi quyền lợi thuận lợi hơn so với trước. Tuy nhiên, với quy định hiện hành, CĐ thường vào cuộc sau khi DN đã ngưng hoạt động, nhiều nơi không còn nguồn để trả nợ, phần thiệt thuộc về NLĐ.

Cách kiểm tra quá trình công ty đóng bảo hiểm xã hội cho lao động

ANH THƯ |

Không ít người bất ngờ trước việc công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội. Sau đây là những cách để người lao động có thể kiểm tra tiến trình đóng bảo hiểm xã hội của mình.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Đóng nối bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp?

Hà Anh |

Anh Nguyễn Hồng Thái (Từ Sơn, Bắc Ninh) hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở công ty cũ là 3 năm 5 tháng. Sau đó tôi có xin vào công ty khác và đóng BHXH được 4 tháng, rồi lại nghỉ. Vậy sau khi tôi nghỉ ở công ty mới thì có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không?

Công đoàn bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động

KỲ QUAN |

Thực tế tại tỉnh Long An cho thấy, khi tổ chức Công đoàn vào cuộc giúp người lao động (NLĐ) đòi chủ doanh nghiệp (DN) các khoản nợ tiền lương, tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung BHXH), việc đòi quyền lợi thuận lợi hơn so với trước. Tuy nhiên, với quy định hiện hành, CĐ thường vào cuộc sau khi DN đã ngưng hoạt động, nhiều nơi không còn nguồn để trả nợ, phần thiệt thuộc về NLĐ.

Cách kiểm tra quá trình công ty đóng bảo hiểm xã hội cho lao động

ANH THƯ |

Không ít người bất ngờ trước việc công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội. Sau đây là những cách để người lao động có thể kiểm tra tiến trình đóng bảo hiểm xã hội của mình.