Người dân ở Thái Bình quan ngại vấn đề môi trường, tâm linh sau thu hồi đất

TRUNG DU |

Thái Bình - Năm 2019, khi huyện Quỳnh Phụ tiến hành thu hồi đất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án công nghiệp, khu đất làm bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt và ngôi miếu thờ của người dân ở thôn Lương Cả, xã An Ninh cũng trong diện bị thu hồi...

Từ đó đến nay, người dân trong thôn luôn băn khoăn, lo lắng bởi vấn đề môi trường, tâm linh chưa có giải pháp ổn định...

5 năm chưa hoàn trả xong bãi rác, miếu thờ cho dân

Thời gian vừa qua, đại diện cử tri, nhân dân ở thôn Lương Cả (xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) nhiều lần gửi ý kiến phản ánh đến tòa soạn Báo Lao Động thông tin về một số vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân tại địa phương.

Đó là việc sau khi bãi tập kết, chôn lấp rác thải sinh hoạt của người dân thôn Lương Cả và một ngôi miếu thờ lâu đời của thôn nằm trên đất thuộc diện thu hồi, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng dự án của Tập đoàn Thaco bị thu hồi, đã 5 năm trôi qua, người dân chưa được hoàn trả thỏa đáng bằng bãi rác mới và ngôi miếu mới.

Hay như việc một hộ dân xây dựng nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp ở thôn Lương Cả để cho thuê làm xưởng cơ khí, sơ chế chân gà gây ô nhiễm môi trường, hạn chế dòng chảy thủy lợi; rồi Ban Thanh tra nhân dân xã An Ninh nhiệm kỳ 2022 - 2024 được bầu ra nhưng không họp hành, không làm việc mà vẫn được UBND xã thanh quyết toán tiền kinh phí hoạt động năm 2023...

Bãi rác cũ của thôn Lương Cả, xã An Ninh thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án. Ảnh: Trung Du
Bãi rác cũ của thôn Lương Cả, xã An Ninh thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án. Ảnh: Trung Du

Ngày 22.5, trao đổi với PV Lao Động, ông L.V.Th - cử tri thôn Lương Cả, xã An Ninh - cho biết: "Bãi chôn lấp rác trước đây của thôn rộng hàng nghìn m2, từ năm 2019 bị thu hồi đất nhưng chưa có bãi rác mới, rác thải sinh hoạt của nhân dân vẫn đem ra đổ ở bãi rác cũ.

Từ tháng 2 vừa qua, nhà đầu tư dự án chặn ba-ri-e không cho đổ nữa, rác của thôn nhiều ngày không biết đổ đi đâu. Sau đó, xã đã mua tạm được một sào ruộng cách bãi rác cũ hơn 1km, đào hố chôn lấp tạm. Thế nhưng, đoạn đường dẫn vào bãi rác mới hơn 300 mét trước đây là đường đất nhỏ mới được rải lớp đá bây lên trên, rất khó vận chuyển rác vào. Trong khi diện tích bãi rác mới quá nhỏ, mới khoảng 3 tháng đã lại gần đầy".

Ngôi miếu cũ thờ một trong tứ vị Thành Hoàng làng của thôn Lương Cả. Ảnh: Trung Du
Ngôi miếu cũ thờ một trong tứ vị Thành Hoàng làng của thôn Lương Cả. Ảnh: Trung Du

Vẫn theo ông Th, thôn Lương Cả từ lâu đời tồn tại ngôi miếu nhỏ thờ Đông Hải Đại Vương - một trong 4 vị Thành Hoàng làng của thôn. Cũng từ năm 2019, ngôi miếu này nằm trên đất bị thu hồi để thực hiện dự án công nghiệp, đến nay sau 5 năm, việc hoàn trả, xây dựng dời ngôi miếu ra vị trí mới vẫn chưa được thực hiện xong. Mỗi khi ngày Rằm, mùng Một, người dân trong thôn ra ngôi miếu cũ thắp hương thì đều cảm thấy xót xa, lo lắng vấn đề tâm linh khi ngôi miếu cũ vẫn nằm chơ vơ cạnh khu đất đang làm dự án, cạnh mương nước ô nhiễm.

Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân

Liên quan sự việc, cùng ngày 22.5, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Bá Ơn - Trưởng thôn Lương Cả, xã An Ninh - xác nhận, đúng là trên địa bàn đang tồn tại những bất cập liên quan đến vấn đề môi trường, tâm linh như phản ánh của người dân, cử tri.

Theo ông Ơn, hiện thôn Lương Cả có hơn 300 hộ dân với trên 1.200 nhân khẩu sinh sống, trước việc quy mô bãi rác mới chưa đáp ứng được lượng rác sinh hoạt thải ra, rồi khó khăn trong việc vận chuyển rác vào bãi tập kết khiến thời gian qua, cán bộ, nhân dân trong thôn gặp phải nhiều khó khăn, vất vả.

Với việc di dời, xây mới hoàn trả ngôi miếu thờ Đông Hải Đại Vương, cơ sở thôn cũng đã nhiều lần kiến nghị ý kiến, nguyện vọng của cử tri, nhân dân lên xã và vẫn đang chờ xã, huyện sớm có giải pháp giải quyết cho bà con.

Dòng nước ô nhiễm chảy qua ngôi miếu thờ. Ảnh: Trung Du
Dòng nước ô nhiễm chảy qua ngôi miếu thờ. Ảnh: Trung Du
Đoạn đường dẫn ra bãi rác mới không đảm bảo việc vận chuyển rác. Ảnh: Trung Du
Đoạn đường dẫn ra bãi rác mới không đảm bảo việc vận chuyển rác. Ảnh: Trung Du

Trả lời PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Sự - Chủ tịch UBND xã An Ninh - cho biết: "Tới đây, sau khi thu hoạch vụ xuân, chúng tôi sẽ thỏa thuận mua thêm khoảng 4 sào ruộng của người dân để mở rộng bãi rác mới, đồng thời dịch vị trí chôn lấp rác vào bên trong, đảm bảo khoảng cách với kênh thủy lợi sát cạnh. Về đường vào bãi rác, xã cũng đã có kế hoạch sẽ xin chủ trương đầu tư một đoạn đường bê tông, bề ngang 5 mét, đảm bảo việc vận chuyển rác vào tập kết trong bãi rác mới cho nhân dân thôn Lương Cả".

Về ngôi miếu thờ, ông Sự cho hay, hiện nay việc kiểm đếm, tính giá trị cây cối, tài sản, diện tích đất xung quanh ngôi miếu cũ vẫn đang được xã trình lên Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Quỳnh Phụ để có căn cứ, cơ sở đền bù thỏa đáng, tương xứng. Đất để xây dựng ngôi miếu mới cũng đã được xã thỏa thuận mua của một hộ dân, khi có đủ kinh phí hỗ trợ, đền bù sẽ tiến hành xây dựng lại miếu cho nhân dân thôn Lương Cả.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Chậm trễ làm 1,8km đường Lê Quý Đôn ở TP Thái Bình do chồng lấn dự án

TRUNG DU |

Thái Bình - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quý Đôn kéo dài ở TP Thái Bình đến nay vẫn chưa thể khởi công vì còn vướng mắc mặt bằng, chồng lấn đất đai.

Thống nhất chủ trương di dời bãi rác thải gây ô nhiễm ở Tiền Hải, Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - UBND huyện Tiền Hải đồng ý với đề xuất của UBND xã Nam Trung về việc di dời bãi rác tập trung sang vị trí khác đảm bảo quy hoạch, quy định, thời gian thực hiện không quá 24 tháng.

Ngôi đình cổ nơi Bác Hồ trò chuyện cùng người dân quê lúa Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Ðược xây dựng từ đời vua Thành Thái, đình Phương Cáp (xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã có lịch sử hàng trăm năm. Ngày nay, ngôi đình cổ này là nơi in dấu hình ảnh Bác Hồ về thăm, trò chuyện cùng người dân quê lúa Thái Bình vào ngày 1.1.1967.

Thủ tướng kỷ luật 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Văn Tí và Nguyễn Ngọc Phi - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về chính sách đãi ngộ "ít nhưng tinh"

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết nguồn nhân lực, những chính sách đãi ngộ cho ngành lưu trữ vẫn phải theo quy định của Chính phủ, nhưng sẽ theo phương châm, “ít nhưng tinh thông”, đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Đi chơi về muộn, cô gái thoát chết trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính, Hà Nội

KHÁNH AN |

Trở về nhà trọ lúc 6h30, cô gái bàng hoàng khi biết nhà trọ tại Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) xảy ra cháy vào rạng sáng 24.5.

Ôtô khách bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ - Mai Sơn

Việt Dũng |

Đang lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ - Mai Sơn, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định, chiếc ôtô bất ngờ bốc cháy và được lực lượng chức năng dập tắt sau hơn 1 giờ.

FLC Sầm Sơn nói gì về việc kiểm soát người vào các villa?

Xuân Hùng – Quách Du |

Liên quan sự việc lộn xộn giữa một số nhà thầu các căn villa trong khuôn viên khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) với bảo vệ khu du lịch này, người có trách nhiệm quản lý của FLC Sầm Sơn đã lên tiếng về các vấn đề liên quan, trong đó có lý do chưa trả lại đường thuộc sở hữu công cộng.

Chậm trễ làm 1,8km đường Lê Quý Đôn ở TP Thái Bình do chồng lấn dự án

TRUNG DU |

Thái Bình - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quý Đôn kéo dài ở TP Thái Bình đến nay vẫn chưa thể khởi công vì còn vướng mắc mặt bằng, chồng lấn đất đai.

Thống nhất chủ trương di dời bãi rác thải gây ô nhiễm ở Tiền Hải, Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - UBND huyện Tiền Hải đồng ý với đề xuất của UBND xã Nam Trung về việc di dời bãi rác tập trung sang vị trí khác đảm bảo quy hoạch, quy định, thời gian thực hiện không quá 24 tháng.

Ngôi đình cổ nơi Bác Hồ trò chuyện cùng người dân quê lúa Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Ðược xây dựng từ đời vua Thành Thái, đình Phương Cáp (xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã có lịch sử hàng trăm năm. Ngày nay, ngôi đình cổ này là nơi in dấu hình ảnh Bác Hồ về thăm, trò chuyện cùng người dân quê lúa Thái Bình vào ngày 1.1.1967.