Một kỳ thi của con, mười kỳ thi của cha

thảo anh |

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT quốc gia đã qua, sĩ tử đã tạm “thở phào” sau khi lên thớt. Thế nhưng, cha mẹ vẫn nhọc nhằn âu lo thấp thỏm, đợi kết quả từng giờ từng phút, có lẽ cha mẹ sẽ “đi thi” cả đời người. Thế nhưng, kỳ vọng của ba mẹ vừa phải thì là bàn đạp, quá giới hạn sẽ thành vật cản đường.

Niềm tin của mẹ

Đặng ấy, hồi tôi đi thi đại học, chẳng biết mẹ tôi nghe phong thanh ở đâu hay lại ngâm cứu ở cái quyển sách phong thủy mà mẹ đồ là “báu vật”, mượn mãi mới được.

Hình như trong sách có đoạn mách mẹo vàng may mắn để “đầu xuôi đuôi lọt” chuyện thi cử. Hẳn là ăn một quả táo tàu đỏ mọng ngâm một đêm trong nước, mà phải là bể nước càng to lại càng may.

Mẹ tôi vốn là người học sâu hiểu rộng, thế mà đến lúc con mình đi thi lại hóa “thơ ngây”, tin vào những điều có vẻ hơi “hoang đường”.

Có lẽ chỉ vì mẹ lo và yêu con quá. Mà biết đâu cũng chẳng phải mẹ tin, mà mẹ chỉ muốn cái đứa bé 18 tuổi năm ấy - là tôi, sẽ vì quả táo đỏ mà tâm lý bớt nặng nề. Bởi tôi cũng dở hơi lắm, tâm lý yếu, mỗi khi lo lắng là co thắt dạ dày, bụng đau, tim đập, chân run. Mà đợt ấy thi cử vào mùa hè đổ lửa, lại chẳng phải mùa táo, mẹ “lùng sục” khắp chốn chỉ vì một quả táo cầu may.

 
 Phụ huynh lo lắng hỏi han con sau khi hoàn thành bài thi.

Quả táo đỏ và niềm tin hồn nhiên của mẹ tôi, sau bao năm rồi vẫn vậy mặc mọi thứ xoay vần.

Bây giờ khi có cơ hội trở thành phóng viên đi tác nghiệp mùa tuyển sinh, tôi được nhìn thấy “mẹ tôi” ở ngoài cánh cửa trường thi. Bởi mẹ tôi năm ấy chắc cũng như hàng trăm, hàng nghìn ông bố bà mẹ đứng ngóng con năm nay.

Trong lúc con đang loay hoay thi văn, giải toán trong phòng thi thì bên ngoài cánh cổng kia là sự thấp thỏm không yên của bậc làm cha mẹ. Những ánh mắt trông ngóng, những gương mặt mướt mát mồ hôi, những trải lòng “giết thời gian” cũng chỉ là biểu hiện của niềm tin và kỳ vọng. Cha mẹ cũng đi thi.

Dù bận rộn trăm công nghìn việc, dù gánh nặng mưu sinh vẫn đè nặng đôi vai, gác lại tất cả, cha mẹ đợi cửa trường thi, chỉ mong sao nhìn thấy con nhanh nhất khi con ra về, để hỏi han, để lau mồ hôi cho con, để đưa con chai nước cái bánh giống như quả táo đỏ của mẹ tôi vậy. Mấy ai thấy cảnh những ông bố ngồi bệt vỉa hè đốt thuốc vì đợi con căng thẳng, mấy ai thấy cảnh những bà mẹ dăm ba phút lại xem đồng hồ, lông mày xô vào nhau vì lo lắng. Thế mà, tôi thấy suốt, cảnh chẳng hiếm mỗi đợt tuyển sinh.

Mà đâu phải đến tận ngày Bộ GDĐT quy định, bố mẹ mới đi thi cùng con. Trước đó, cả năm trời, bố mẹ đã chạy đôn chạy đáo ngóng chỗ này dò chỗ nọ, nghiên cứu sàng lọc xem trường nào tốt, khoa nào ổn để “chọn mặt gửi vàng” cho con. Chưa hết, còn phải tính toán năng lực của con mình phù hợp với chỗ nào.

Với những thí sinh thi tuyển lớp 10, cha mẹ phải lo thay phần con vì cho rằng con đang ở cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”. Khi con lớn thêm, cha mẹ lại vẫn lo vì dẫu gì đại học vẫn là cánh cửa cột mốc của cả đời người.

Ở Hà Nội, với 94.499 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập, nhưng chỉ tiêu chỉ có 63.050. Như vậy, gần 32.000 em sẽ không có cơ hội vào cơ sở giáo dục công lập. Các em sẽ sang học tại trường tư thục có học phí đắt đỏ, hoặc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề.

Chẳng thế mà, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội được mệnh danh là căng hơn dây đàn, khốc liệt hơn cả thi đại học, con lo một bố mẹ lo mười. Sau khi điểm chuẩn lớp 10 trường công lập được công bố, mỗi nhà mỗi cảnh “kẻ khóc người cười”. Các gia đình đan xen đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố. Năm nay, việc giành một suất vào lớp 10 trường công lập diễn ra căng thẳng, bởi tỉ lệ “chọi” tăng cao, lượng thí sinh sinh năm “Dê Vàng” tăng đột biến.

Có những bậc phụ huynh đã thi nhau “lót đường” cho con bằng cách đặt chỗ ở những trường dân lập. Còn những gia đình không đủ điều kiện thì thi nhau chạy marathon hết nộp rồi lại rút hồ sơ khi điểm chuẩn “nhảy múa” liên hồi.

Còn với sĩ tử thi THPT Quốc gia, năm nay cả nước có 925.790 thí sinh thi tuyển xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Tức là, có hàng triệu bậc cha mẹ thức đến canh ba, dẫu cho so với những năm trước, kỳ thi đại học bây giờ đã dễ thở hơn. Đặc biệt, chẳng còn cảnh cha mẹ con cái rồng rắn nối đuôi ra thành phố lớn thi đại học. Nhưng nói đi cũng cần nói lại, lượng thí sinh năm nay tăng gần 60.000. Tỉ lệ “chọi” đại học, cao đẳng cũng chẳng vừa. Riêng Hà Nội, số học sinh thi để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa tuyển sinh đại học là hơn 62.000 nhưng chỉ để tuyển hơn 4.000 em

Tuy nhiên, kỳ thi tuyển sinh lớp 10, kỳ thi THPT quốc gia đã qua, sĩ tử đã tạm “thở phào” sau khi “lên thớt”. Thế nhưng, cha mẹ vẫn nhọc nhằn âu lo thấp thỏm, đợi kết quả từng giờ từng phút, có lẽ cha mẹ sẽ “đi thi” cả đời người.

Đừng là “gánh nặng” cho con

Làm thí sinh đã khổ, làm phụ huynh có vẻ còn “khốc liệt” hơn. Đại học không còn quá xa vời, nhưng những lo toan về đường học hành của con cái chưa bao giờ dừng lại. Bây giờ có khi bố mẹ lại quần quật để tìm đường đưa con ra nước ngoài với mong muốn thoát ly đến nơi phát triển hơn.

Ở Việt Nam, giàu đâu chưa ai biết, con cái học hành thành tài là mát mặt gia đình, dòng họ. Và tất yếu hệ quả dẫn đến không ít cha mẹ vẫn ép con học quá sức. 12 năm đèn sách cha mẹ nào cũng mong con đến ngày gặt hái hoa thơm cỏ ngọt. Dẫu biết đó là nỗi lòng cha mẹ, nhưng ở chốn này, đến bao giờ áp lực về chuyện học hành mới “nhẹ gánh.

Một mùa tổng kết, mùa tuyển sinh đến, “kẻ khóc người cười”, những “con nhà người ta” nào đó sẽ lại “treo lơ lửng” trước trán các con. "Con nhà người ta được học sinh giỏi", “Con nhà người ta sẽ vào trường chuyên”, “con nhà người ta sẽ thi vào đại học danh giá”. “Con nhà người ta” là kỳ vọng của bố mẹ nhưng là nỗi lo sợ với các con.

Kỳ vọng của ba mẹ vừa phải thì là bàn đạp, quá giới hạn sẽ thành vật cản đường. Sẽ còn bao nhiêu học sinh hồi hộp khi “lên thớt”, căng thẳng khi công bố bảng xếp hạng, các danh hiệu, các thứ bậc. Ai sẽ hạng gì? Ai sẽ được vinh danh? Ai sẽ lủi thủi ê chề? Mạng xã hội ngay sau đó sẽ nô nức ảnh bằng khen giấy khen của các bậc phụ huynh “khoe” con và khuất lấp là những tiếng thở dài “nhìn con họ ngán con mình”.

Đến cả ông anh tôi năm nay có con đi thi, gia đình cũng “kết bè kéo phái” “cánh tả cánh hữu”, áp lực và bất đồng chính kiến khi chọn trường cho con. Thế nhưng, ông anh tôi lại đúc rút vài lời cho con mà tôi thiết nghĩ giá mà bậc làm cha làm mẹ nào cũng nghĩ được như vậy thì có lẽ ở cái xứ này, áp lực học hành sẽ giảm đi phân nửa.

Xin trích dẫn lời ông anh tôi: “Sáng nay, khi con đang thi môn ngữ văn, bố sẽ ngồi cạnh đó, trước một ly cafe tự thưởng vì hành trình đi thi cùng con sắp kết thúc “giai đoạn 1”. Giai đoạn 2 là khoảng cuối tháng 7, lúc đó đã biết điểm thi. Lúc đó sẽ là lúc “cánh tả”, “cánh hữu” tiếp tục ngồi lại nghe ngóng, phân tích tương quan điểm thi, đầu vào các trường, để còn kịp điều chỉnh nguyện vọng...

Hai ngày nữa thôi, bố và con sẽ được nghỉ ngơi. Con nhớ rằng, có hàng trăm lựa chọn, hàng nghìn cơ hội cho con vào đời, bất kể kết quả kỳ thi này thế nào!”.

Hãy để con được “chở” ước mơ của riêng con, đừng bắt con “gánh” thêm ước mơ của bất kỳ ai khác, kể cả là bố mẹ! Hãy để con sống cuộc đời của con!

thảo anh
TIN LIÊN QUAN

Cuộc đua rút – nộp hồ sơ: Đã ai thấu nỗi khổ của trường tư?

HUYÊN NGUYỄN |

Để “thả cửa” cho phụ huynh rút, nộp hồ sơ cho con vào học lớp 10, nhiều nhà trường chấp nhận việc sĩ số biến động liên tục hàng trăm lần, cán bộ tuyển sinh vã mồ hôi để tìm hồ sơ và lo ngại tìm nguồn tuyển mới. 

Các nhà giáo dục vĩ đại đã dạy con như thế nào?

BÍCH NGỌC |

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được nuôi dạy và phát triển trong một môi trường giáo dục tốt. Nhưng làm được điều đó thì không phải ai cũng biết.

Giải pháp nào cho hơn 20.000 thí sinh trượt lớp 10 công lập TPHCM?

Kim Đồng |

Chiều 4.7, tại buổi công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2018- 2019 ở TPHCM, đại diện Sở GD- ĐT thành phố đã đưa giải pháp cho hơn 20.000 thí sinh không trúng tuyển (điểm chuẩn thấp nhất 15 điểm).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cuộc đua rút – nộp hồ sơ: Đã ai thấu nỗi khổ của trường tư?

HUYÊN NGUYỄN |

Để “thả cửa” cho phụ huynh rút, nộp hồ sơ cho con vào học lớp 10, nhiều nhà trường chấp nhận việc sĩ số biến động liên tục hàng trăm lần, cán bộ tuyển sinh vã mồ hôi để tìm hồ sơ và lo ngại tìm nguồn tuyển mới. 

Các nhà giáo dục vĩ đại đã dạy con như thế nào?

BÍCH NGỌC |

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được nuôi dạy và phát triển trong một môi trường giáo dục tốt. Nhưng làm được điều đó thì không phải ai cũng biết.

Giải pháp nào cho hơn 20.000 thí sinh trượt lớp 10 công lập TPHCM?

Kim Đồng |

Chiều 4.7, tại buổi công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2018- 2019 ở TPHCM, đại diện Sở GD- ĐT thành phố đã đưa giải pháp cho hơn 20.000 thí sinh không trúng tuyển (điểm chuẩn thấp nhất 15 điểm).