Lựa chọn phương án cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án quy định quyền quản lý việc làm liên quan đến người nước ngoài, trong đó có cấp phép lao động. Các doanh nghiệp cho rằng, phương án 1 sẽ giúp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuận tiện cho việc đăng ký giấy phép, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Chính phủ nghị định sửa đổi nghị định 152/2020 về người nước ngoài làm việc ở Việt Nam và tuyển dụng, quản lý đối tượng này.

Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án quy định quyền quản lý việc làm liên quan đến người nước ngoài, trong đó có cấp phép lao động.

Phương án 1 là giao sở lao động - thương binh và xã hội quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn. Ưu điểm là đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, thu gọn đầu mối cấp phép… Tuy vậy, phương án này không linh hoạt khi UBND cấp tỉnh cần phân cấp, ủy quyền cho cơ quan khác tại địa phương thực hiện.

Phương án 2 là UBND cấp tỉnh quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp giấy phép lao động trên địa bàn. Cách này có ưu điểm là giao quyền cho UBND cấp tỉnh song có thể không thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài.

Bộ này đề xuất lựa chọn phương án 1 thực hiện về công tác quản lý lao động nước ngoài (trong đó có cấp giấy phép lao động…) tại địa phương, và trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là một đầu mối duy nhất tại địa phương.

Bà Lê Thị Hồng Minh - Đại diện Công ty TNHH Coway Vina ủng hộ theo phương án 1.

Theo bà Minh, việc giao sở lao động - thương binh và xã hội quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn góp phần thống nhất quy định, thuận tiện cho việc đăng ký giấy phép, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nước ngoài.

Với đề xuất không yêu cầu lao động nước ngoài phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc, đại diện công ty này cũng cho rằng nên thực hiện.

"Nếu người lao động nước ngoài làm giám đốc kinh doanh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thì họ không nhất thiết phải có bằng cấp chuyên ngành như kinh tế" - bà Minh nói.

Bà Minh cũng cho rằng, việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn vào thời điểm cuối năm 2022. Bắt đầu từ đầu năm 2023, thị trường lao động đã khởi sắc. Khi tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, các công ty, doanh nghiệp không có đơn hàng, thậm chí phải giải thể, người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Đó cũng chính là lý do khiến họ buộc phải chuyển đổi công việc. Nguồn lao động chất lượng dôi dư và dồi dào tìm đến các công ty, doanh nghiệp có tuyển dụng.

Doanh nghiệp cần đến chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ trong công việc không muốn vướng vào khó khăn để xin được giấy cấp phép.

Đồng quan điểm, bà Trịnh Thị Thu - Chuyên viên tuyển dụng Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel (Long Biên) cũng ủng hộ phương án 1.

Bà Thu cho rằng, nếu lựa chọn phương án thứ 2, trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp cấp, ủy quyền cho các cơ quan khác trong tỉnh sẽ không đảm bảo việc thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ Trung ương đến địa phương.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tính đến tháng 6.2023, cả nước có 121.288 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 9.339 người (chiếm 7,7% trên tổng số người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 111.949 người (chiếm hơn 92%), trong đó đã cấp mới giấy phép lao động cho 81.568 người và gia hạn cho 14.100 lao động, cấp lại cho 8.990 người; còn lại 7.291 người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Đã có phương án mới để cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Phạt nặng doanh nghiệp nước ngoài để xảy ra nhiều sai phạm tại Yên Bái

Bảo Nguyên |

Sau bài đăng trên Báo Lao Động, lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái đã kiểm tra và và xử phạt Công ty TNHH Cabinetry Sunwell Giang Tô (Công ty Giang Tô) với hàng loạt sai phạm tại Khu công nghiệp (KCN) Minh Quân.

Nhiều công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trái phép

Song Minh thực hiện |

Để đưa được các công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trái phép về nước còn rất nhiều thách thức, khi mà cái bẫy “việc nhẹ, lương cao” ngày ngày vẫn dụ dỗ được nhiều người tin vào một “cơ hội đổi đời dễ dàng” ở nước ngoài - ông Hồ Anh Vũ, Trưởng phòng Bảo hộ Công dân, Trợ lý Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, chia sẻ với báo giới.

Nguyễn Thị Oanh phá kỉ lục cá nhân nội dung 1.500m ở giải vô địch thế giới

MINH PHONG |

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh thể hiện tốt tại giải điền kinh vô địch thế giới khi phá kỉ lục cá nhân trên đường chạy 1.500m.

Thủ tướng khảo sát vị trí quy hoạch xây dựng sân bay Măng Đen

PHẠM ĐÔNG |

Trong chương trình công tác tại tỉnh Kon Tum, ngày 19.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát, kiểm tra, thăm một số cơ sở, dự án kinh tế - xã hội tại tỉnh Kon Tum.

UBND tỉnh Đồng Nai dừng thanh tra các dự án, gói thầu liên quan Công ty AIC

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 19.8, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa quyết định chấm dứt hoạt động của đoàn thanh tra về việc thanh tra các dự án, gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị do Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị thành viên cung cấp.

Trùng lấn đất rừng Sóc Sơn: Chưa thể khẳng định người dân hoàn toàn sai

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Gần 200 hộ dân tại thôn Minh Tân (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) những năm qua đang đứng ngồi không yên khi nhiều thửa đất khai hoang bất ngờ nằm trong quy hoạch rừng. Do chưa có bản đồ địa chính, các cơ quan chức năng tại đây cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

Á hậu Minh Kiên: "Việc giữ hình ảnh rất quan trọng khi đã có danh hiệu"

Minh Huệ |

Á hậu 2 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 cho hay, việc giữ gìn hình ảnh không chỉ là giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài mà còn là sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động.

Đã có phương án mới để cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Phạt nặng doanh nghiệp nước ngoài để xảy ra nhiều sai phạm tại Yên Bái

Bảo Nguyên |

Sau bài đăng trên Báo Lao Động, lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái đã kiểm tra và và xử phạt Công ty TNHH Cabinetry Sunwell Giang Tô (Công ty Giang Tô) với hàng loạt sai phạm tại Khu công nghiệp (KCN) Minh Quân.

Nhiều công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trái phép

Song Minh thực hiện |

Để đưa được các công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trái phép về nước còn rất nhiều thách thức, khi mà cái bẫy “việc nhẹ, lương cao” ngày ngày vẫn dụ dỗ được nhiều người tin vào một “cơ hội đổi đời dễ dàng” ở nước ngoài - ông Hồ Anh Vũ, Trưởng phòng Bảo hộ Công dân, Trợ lý Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, chia sẻ với báo giới.