Nhiều công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trái phép

Song Minh thực hiện |

Để đưa được các công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài lao động trái phép về nước còn rất nhiều thách thức, khi mà cái bẫy “việc nhẹ, lương cao” ngày ngày vẫn dụ dỗ được nhiều người tin vào một “cơ hội đổi đời dễ dàng” ở nước ngoài - ông Hồ Anh Vũ, Trưởng phòng Bảo hộ Công dân, Trợ lý Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, chia sẻ với báo giới.

Thưa ông, thời gian qua, nổi lên tình trạng công dân Việt Nam bị lừa đảo di cư trái phép, bị lao động cưỡng bức tại một số nước Đông Nam Á. Bộ Ngoại giao đã tiến hành bảo hộ những công dân này thế nào?

- Thủ đoạn phổ biến của các đường dây lừa người lao động này thường là đăng tải thông tin kết bạn trên mạng xã hội, ứng dụng điện thoại phổ biến như Facebook, Wechat, Viber... Sau đó, với chiêu bài quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, chúng lôi kéo, “tuyển dụng” lao động với mức lương hứa hẹn khoảng 800-2.000 USD/tháng. Sang đến nơi, người lao động mới nhận ra thực tế không như mong đợi; bị giam giữ, ép buộc làm việc. Họ bị mất tự do và buộc phải trả tiền chuộc nếu muốn thôi việc về nước. Nhiều người bắt đầu cầu cứu người nhà, các cơ quan chức năng để được giúp đỡ đưa về Việt Nam.

Trước tình hình phức tạp của nạn lừa đảo lao động ra nước ngoài, Bộ Ngoại giao đề ra phương châm “bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả”, phối hợp với cơ quan chức năng các nước giải quyết rất nhiều vụ việc.

Chỉ một số vụ việc lớn được dư luận biết đến, như vụ giải cứu hàng trăm người quốc tịch khác nhau, trong đó có người Việt Nam, từ một sòng bài ở Sihanoukville, Campuchia tháng 4.2022, hay vụ việc hàng chục công dân Việt Nam chạy khỏi nơi làm việc cưỡng bức, vượt sông Bình Di, An Giang được hỗ trợ khi nhập cảnh về nước tháng 8.2022.

Đến năm 2023, sau vụ việc giải cứu 437 công dân Việt Nam từ Philippines nêu trên, Bộ Ngoại giao đang tích cực làm việc với phía Philippines tiến hành các thủ tục lãnh sự, bảo hộ công dân đối với 183 công dân Việt Nam trong số hơn 2.000 người được giải cứu khỏi nơi làm việc cưỡng bức tại khu vực Alabang, Las Pinas. Ngoài Philippines, các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á cũng đã phối hợp với cơ quan nước sở tại giải cứu, đưa về nước hơn 400 lao động từ đầu năm đến nay.

Thưa ông, quá trình bảo hộ công dân gặp những khó khăn gì?

- Hiện nay, với chính sách nhập cảnh cởi mở, công dân ta có thể đi lại giữa các nước ASEAN mà không cần thị thực. Các đường dây tội phạm đã lợi dụng điều này để đưa công dân ta ra nước ngoài lao động phi pháp.

Ra đi thì dễ dàng như vậy nhưng để được giải cứu, đưa về nước lại rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nhiều trình tự, thủ tục.

Thứ nhất, do những người lao động này thường không làm thủ tục đăng ký với cơ quan đại diện ta ở nước sở tại trước đó, việc nắm bắt tình hình khi có vụ việc phát sinh gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, nhiệm vụ tiếp cận, giải cứu công dân bị giam giữ trong các cơ sở làm việc tập trung quả thật không dễ dàng. Có nơi là những tòa nhà kiên cố với hàng rào, bảo vệ. Càng gian nan hơn với các trường hợp bị giam giữ ở các khu vực mà lực lượng chức năng sở tại không quản lý thường xuyên như khu vực biên giới, khu vực ly khai hay khu kinh tế mở khuyến khích các loại hình cờ bạc.

Thứ ba, các trình tự, thủ tục bảo hộ công dân sau đó đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chức năng trong nước và sở tại.

Thứ tư, việc thuyết phục các nước không áp dụng chế tài đối với công dân Việt Nam vì vi phạm quy định về cư trú, lao động cũng phức tạp, nhất là khi công dân làm việc cho các sòng bạc, cho dù là bị lừa đảo.

Bộ Ngoại giao có lưu ý gì với công dân Việt Nam khi tìm việc ở nước ngoài, thưa ông?

- Trước hết, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các lời mời chào ra nước ngoài “việc nhẹ, lương cao”. Cần tìm hiểu thật kỹ về nơi định đến làm việc, mô tả công việc và các thông tin liên quan...

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Song Minh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Tin 20h: Thực hư về các nhóm nhận lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 14.8.2023 - Dự báo đợt mưa lớn mới ở Nam Bộ; Thực hư về các nhóm nhận lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng; Bánh trung thu xuống phố sớm, tiểu thương nhập hàng cầm chừng ngóng khách; Hiện trạng dự án hơn 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội;...

Rộ hội nhóm “giúp” người bị lừa đảo lấy lại tiền

KHÁNH AN |

Hàng chục hội nhóm có tên “Giúp người bị lừa đảo lấy lại tiền” được lập ra trên các trang mạng xã hội. Song trên thực tế, nhiều người tố cáo họ tiếp tục bị lừa lần thứ 2 khi nhờ đến sự trợ giúp của các thành viên trong nhóm này.

Sinh viên bị lừa tiền khi tham gia đặt đơn hàng nhận hoa hồng

Mạnh Cường |

Lướt mạng xã hội Facebook, anh Nguyễn Văn Khanh (tên nhân vật đã được thay đổi) - sinh viên một trường Đại học tại Hà Nội vô tình thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên kiểm duyệt đơn hàng cho Shopee. Công việc chỉ đơn giản vào nhận đơn, chốt đơn, gửi đơn sau đó nhận hoa hồng từ 12 - 20% giá trị đơn hàng.

Bắc Bộ chuyển mưa rất to từ đêm nay, đề phòng lũ quét, sạt lở đất

MINH HÀ |

Từ đêm 18-19.8, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to trên 150mm.

Bất chấp lệnh cấm, trại lợn tự phát giữa thành phố vẫn xả thải gây ô nhiễm

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Dù lực lượng chức năng nhiều lần yêu cầu chấm dứt hoạt động nhưng trang trại lợn quy mô lớn bên trong Cụm công nghiệp Đầm Hồng vẫn ngang nhiên hoạt động, xả thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước.

Tập đoàn Trung Quốc Evergrande nộp đơn xin phá sản ở Mỹ

Thanh Hà |

Tập đoàn Evergrande - từng là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc - đã nộp đơn xin phá sản ở New York, Mỹ ngày 17.8.

Chính sách visa mới chắc chắn tạo điều kiện tốt hơn cho khách nước ngoài

Ý Yên |

Chuyên gia đánh giá, việc nới lỏng chính sách visa là cú hích trước thềm mùa cao điểm khách inbound. Tuy nhiên ngành du lịch cần kịp thời có những bước triển khai đồng bộ các hoạt động về quảng bá, xúc tiến, xây dựng sản phẩm… để thu hút khách quốc tế đến đông hơn, ở lại dài ngày và chi tiêu nhiều hơn.

Chợ xe máy cũ ở Hà Nội ế ẩm sau ngày cấp biển số xe theo mã định danh

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Vài ngày sau khi người dân được cấp biển số xe theo mã định danh, các chợ xe cũ trở nên vắng vẻ hơn trước, chủ cửa hàng, nhân viên chủ yếu ngồi xem điện thoại, lau chùi xe.

Tin 20h: Thực hư về các nhóm nhận lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 14.8.2023 - Dự báo đợt mưa lớn mới ở Nam Bộ; Thực hư về các nhóm nhận lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng; Bánh trung thu xuống phố sớm, tiểu thương nhập hàng cầm chừng ngóng khách; Hiện trạng dự án hơn 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội;...

Rộ hội nhóm “giúp” người bị lừa đảo lấy lại tiền

KHÁNH AN |

Hàng chục hội nhóm có tên “Giúp người bị lừa đảo lấy lại tiền” được lập ra trên các trang mạng xã hội. Song trên thực tế, nhiều người tố cáo họ tiếp tục bị lừa lần thứ 2 khi nhờ đến sự trợ giúp của các thành viên trong nhóm này.

Sinh viên bị lừa tiền khi tham gia đặt đơn hàng nhận hoa hồng

Mạnh Cường |

Lướt mạng xã hội Facebook, anh Nguyễn Văn Khanh (tên nhân vật đã được thay đổi) - sinh viên một trường Đại học tại Hà Nội vô tình thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên kiểm duyệt đơn hàng cho Shopee. Công việc chỉ đơn giản vào nhận đơn, chốt đơn, gửi đơn sau đó nhận hoa hồng từ 12 - 20% giá trị đơn hàng.