Làm việc cùng Gen Z và những trải nghiệm dở khóc dở cười

Mạnh Cường |

Đã rất nhiều lần chị Lê Thị Hương (27 tuổi) - Trưởng phòng vận đơn tại quận Hoàng Mai, Hà Nội phải năn nỉ nhân viên Gen Z (nhóm người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012) của mình quay trở lại làm việc. Những lúc như thế khiến chị Hương vừa vui lại vừa buồn.


Hằng ngày, chị Hương phải đối mặt với 2 áp lực. Thứ nhất là công việc, thứ hai là nhân viên. Phòng chị có 12 người thì đến 6 bạn Gen Z, tháng nào cũng nhận được vài tin nhắn xin nghỉ việc.

"Nhắn tin xong là các bạn tự ý nghỉ không cần biết tôi có đồng ý hay không. Những lúc như vậy, tôi lại phải năn nỉ các em đi làm" - chị Hương cười nói.

Bên cạnh đó, thông qua đồng nghiệp, chị Hương cũng biết nhiều bạn trẻ Gen Z hay tám chuyện. Tuy nhiên, nữ trưởng phòng vẫn thông cảm, cho rằng đó là do các em chưa hiểu chuyện. Thêm nữa đây chỉ là cách để giải tỏa tâm trạng của các em chứ không có ác ý.

Chị Hương vẫn phải thường xuyên nịnh, năn nỉ các bạn Gen Z quay trở lại làm việc hàng tháng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chị Hương vẫn phải thường xuyên năn nỉ các bạn Gen Z quay trở lại làm việc hàng tháng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chưa hết, theo chị Hương, trong quá trình làm việc, cá tính của các bạn Gen Z cũng rất mạnh. "Gen Z cãi sếp là chuyện thường như cơm bữa. Nghĩ gì là nói luôn, chẳng kiêng nể ai. Làm sếp mà lúc nào cũng phải nhịn, phải nịnh nhân viên" - chị Hương nói.

Dù nổi loạn, cá tính mạnh là thế nhưng chị Hương chưa bao giờ có ý định cho các bạn Gen Z nghỉ việc. Nữ trưởng phòng hiểu rõ đây là đặc điểm chung của các bạn mới đi làm, đã tuyển dụng thì phải chấp nhận, nắn chỉnh dần dần. Bên cạnh đó, có các bạn Gen Z đôi lúc cũng khiến phòng làm việc trở nên vui vẻ, sôi động hơn.

Là một Gen Z chính hiệu, Quỳnh Mai (22 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết khi nào "ghét sếp" sẽ không bao giờ trả lời tin nhắn. Chỉ đến cuối ngày, trước khi ra về Mai mới phải hồi cho có lệ.

Chưa hết, hôm nào giận sếp quá thì cô sẽ tự ý nghỉ, sếp có nhắn tin thì nói bản thân ốm mệt bây giờ mới tỉnh. "Nếu có bị đuổi việc tôi cũng không quan tâm nhiều vì bản thân còn trẻ chưa vướng bân điều gì, nghỉ sẽ tìm việc ở nơi khác" - chị Mai nói.

Anh Dương Tấn Phát (31 tuổi, quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh) - Trưởng phòng Marketing chia sẻ bản thân sợ làm việc với các bạn Gen Z. Ở thời điểm hiện tại, anh chưa có ý định tuyển thêm bất kỳ bạn trẻ Gen Z nào.

Ngẫm về quá khứ, anh Phát tâm sự: Năm 2022, anh có tuyển 3 bạn Gen Z sinh năm 1999 và 2000. Điều mà anh cảm thấy không hài lòng ở các bạn đó là khá ảo tưởng về bản thân và thường xuyên có lý do cho các lỗi lầm.

Theo anh Phát, lúc giao việc, các bạn Gen Z đều rất hào hứng, vâng vâng dạ dạ như chắc chắn sẽ hoàn thành tốt. Nhưng đến khi làm thì mới thấy, người thì trễ deadline, người nửa vời, không đầy đủ, hoặc làm sai từ đầu đến cuối. Bên cạnh đó, việc đi làm muộn, xin ra ngoài cũng diễn ra thường xuyên.

Có người tiết lộ trong nhóm chat riêng các bạn trẻ Gen Z thường xuyên than thở áp lực, chê lương thấp. Tuy nhiên, anh Phát không quá coi trọng vấn đề này, anh vẫn ân cần chỉ dạy và khuyên bảo các bạn. Sau một thời gian, nếu các bạn không có tiến bộ trong công việc, vẫn đứng núi này trông núi nọ, anh Phát mới quyết định cho nghỉ việc.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Gen Z thích nhảy việc: Thế hệ "vượt sướng" và thích trải nghiệm

Nhóm PV |

“Thích nhảy việc”, “thích bật sếp” là những cụm từ thường được nhắc tới khi chúng ta nhắc tới gen Z. Nhưng lí do thực sự khiến gen Z nhảy việc là gì? Để trải nghiệm hay là do quá tự tin vào năng lực? Trong "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang để lý giải rõ hơn về tâm lý  "thích nhảy việc" của thế hệ gen Z.

Không còn tăng ca, du lịch ngày lễ càng xa xỉ với nhiều công nhân

Mạnh Cường |

Có muôn vàn lý do khiến công nhân không dám đi du lịch vào ngày lễ 30.4, 1.5 mặc dù được nghỉ đến 5 ngày. Trong đó, lý do chủ yếu vẫn là không có thưởng, thưởng ít, thu nhập thấp.

Tăng cao tiền chuyên cần để công nhân tích cực đi làm

Mạnh Cường |

Công nhân khi nghỉ nhiều sẽ khiến doanh thu công ty giảm sút. Vì thế, nhiều công ty sản xuất đã đưa ra mức thưởng chuyên cần khá hấp dẫn từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng để thôi thúc công nhân đi làm đủ cả tháng.

Học sinh, sinh viên "xanh mặt vàng mắt" vì bài tập dịp nghỉ lễ

Trang Hà |

Bên cạnh sự háo hức với những kế hoạch du lịch cùng gia đình, học sinh và sinh viên luôn hiện hữu nỗi ám ảnh mang tên “bài tập về nhà” dịp lễ.

Xúc động dòng người xếp hàng dài vào lăng viếng Bác Hồ "ngày vui đại thắng"

Minh Hà - Thái Mạnh |

Ngày lễ 30.4, trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 48 năm giải phóng miền Nam Việt Nam thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân từ nhiều miền của đất nước và du khách quốc tế xếp hàng dài chờ đợi đến lượt được vào viếng Lăng Bác Hồ.

Phát hiện một quả bom hơn 500kg ở sông Đuống, Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Quả bom dài khoảng hơn 2m, đường kính từ 40-45cm, nặng khoảng hơn 500kg, cách mặt nước 10m, vị trí quả bom gần trạm bơm Tình Quang, cách bờ sông Đuống khoảng 50m.

Đằng sau những khoảnh khắc kinh điển quy tụ dàn siêu sao đắt giá thế giới

Huyền Chi |

Sau 20 năm, bìa tạp chí có sự góp mặt của Tom Hanks, Tom Cruise, Brad Pitt... vẫn được coi là một khoảnh khắc kinh điển.

Bắt giữ nhóm côn đồ nhí cầm giáo nhọn đuổi đánh người ở Hải Phòng

Băng Tâm |

Chiều 30.4, thông tin từ Tổ công tác HP22 Công an TP.Hải Phòng, đơn vị vừa bắt giữ nhóm thanh niên mang hung khí đi hành hung một nam giới trong cửa hàng tạp hoá.

Gen Z thích nhảy việc: Thế hệ "vượt sướng" và thích trải nghiệm

Nhóm PV |

“Thích nhảy việc”, “thích bật sếp” là những cụm từ thường được nhắc tới khi chúng ta nhắc tới gen Z. Nhưng lí do thực sự khiến gen Z nhảy việc là gì? Để trải nghiệm hay là do quá tự tin vào năng lực? Trong "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang để lý giải rõ hơn về tâm lý  "thích nhảy việc" của thế hệ gen Z.

Không còn tăng ca, du lịch ngày lễ càng xa xỉ với nhiều công nhân

Mạnh Cường |

Có muôn vàn lý do khiến công nhân không dám đi du lịch vào ngày lễ 30.4, 1.5 mặc dù được nghỉ đến 5 ngày. Trong đó, lý do chủ yếu vẫn là không có thưởng, thưởng ít, thu nhập thấp.

Tăng cao tiền chuyên cần để công nhân tích cực đi làm

Mạnh Cường |

Công nhân khi nghỉ nhiều sẽ khiến doanh thu công ty giảm sút. Vì thế, nhiều công ty sản xuất đã đưa ra mức thưởng chuyên cần khá hấp dẫn từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng để thôi thúc công nhân đi làm đủ cả tháng.