Lãi suất vay mua nhà tăng nóng, người dân tìm cách xoay sở

Minh Hương |

Lãi suất vay mua nhà tăng mạnh từ đầu năm 2023 đến nay khiến người dân lao đao, thắt lưng buộc bụng cũng khó có khả năng chi trả.

Năm 2021, lãi suất vay mua nhà mà gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp (33 tuổi, sống tại quận Thanh Xuân) phải trả là 7,3%, tương đương 5,9 triệu đồng/tháng (bao gồm gốc và lãi).

Tháng 12.2022, chị Diệp trả khoản gốc và lãi tổng cộng 6,1 triệu đồng triệu đồng, sang tháng 1.2023, ngân hàng gửi thông báo lãi suất tăng lên 13,5%/năm, theo đó, số tiền thanh toán tổng cộng gần 7,3 triệu đồng.

 
Thông báo lãi suất vay mua nhà phải thanh toán vào tháng 2.2023 của chị Diệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tháng 2.2023, lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng đến 13,9%, tiền gốc mà chị Diệp phải thanh toán là 2,7 triệu đồng, tiền lãi 5,05 triệu đồng. Tổng cộng, chị Diệp phải thanh toán là 7,75 triệu đồng.

Chị Diệp vay mua căn hộ chung cư hơn 60m2 ở quận Thanh Xuân từ năm 2019, nhưng đến đầu năm 2021, gia đình chị mới nhận bàn giao nhà.

Là nhân viên khâu nhuộm vải của công ty may mặc, từ đầu năm nay, đơn hàng công ty bị tồn đọng, chưa thể xuất sang nước ngoài nên công việc của chị bị ảnh hưởng ít nhiều.

"Trước đây hàng về đều, mỗi tháng thu nhập của tôi cũng 17 triệu đồng/tháng. Nhưng 2 tháng nay, tiền lương nhận về chỉ 10 triệu đồng. Hiện chúng tôi đang tạm ngưng việc, chờ thêm một tuần nữa, công ty mới thông báo đi làm trở lại"  - chị Diệp nói.

Lương giảm trong khi lãi suất ngày một tăng, chị Diệp cho biết - thời gian này, cả gia đình chị phải thắt lưng buộc bụng. Không còn ăn ngoài hàng hay thích gì là mua như trước đây. Dẫu vậy, nếu tình hình công việc không cải thiện, lãi suất vay mua nhà tăng cao, chị Diệp lo lắng sẽ không đủ khả năng chi trả tiền lãi.

Mua căn hộ chung cư 74m2 ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ tháng 8.2021 với gói vay 35 năm, mỗi tháng, gia đình anh Phạm Hữu Tuấn (34 tuổi) phải chi trả 15 triệu đồng tiền gốc và lãi vay mua nhà.

Từ tháng 12.2022 đến thời điểm hiện tại, lãi suất vay liên tục tăng đến 10-13% khiến anh Tuấn như "ngồi trên đống lửa". Anh Tuấn cho biết, do vay gói tiền lớn nên mỗi tháng, anh Tuấn bắt buộc phải có thu nhập trung bình 50 triệu đồng/tháng mới đủ chi trả.

Khu đô thị anh Tuấn sinh sống tại quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Minh Hương.
Khu đô thị anh Tuấn sinh sống tại quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Minh Hương.

Kinh doanh cửa hàng ăn uống ở trong khu đô thị, anh Tuấn cho hay, nếu năm 2022, lợi nhuận của quán mang về 60 -65 triệu đồng/tháng thì nay chỉ 40-50 triệu đồng. Ngoài việc gặp phải áp lực khi lãi suất vay mua nhà tăng cao, hằng tháng, anh Tuấn phải chi trả tiền mặt bằng 20 triệu đồng.

Anh Tuấn cho hay, năm nay tình hình kinh tế có phần khó khăn hơn nên người dân cũng hạn chế ăn ngoài tiệm, vì vậy mà doanh thu của quán cũng giảm hẳn.

Với tình hình như hiện nay, anh Tuấn tìm cách tháo gỡ để có tiền trả lãi, ăn học của con, lại vẫn duy trì được cửa hàng.

"Trước mắt, tôi nghĩ 2 phương án, đó là cắt giảm 1-2 nhân viên, nếu vẫn chưa ổn, tôi sẽ chia đôi mặt bằng, san sẻ cho những ai cần thuê lại. Hi vọng như vậy có thể chống cự được thời buổi đồng tiền làm ra khó, cái gì cũng tăng như hiện nay" - anh Tuấn nói.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Giá căn hộ chung cư tăng cao, dân văn phòng khó khăn mua nhà

Minh Hương |

Thu nhập khoảng 9 -12 triệu đồng/tháng, nhiều dân văn phòng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Khi giá chung cư ngày một tăng cao, khả năng mua được căn hộ ở mức trung bình cũng ngoài tầm với của dân văn phòng.

Dành gói tín dụng 120.000 tỉ đồng lãi suất thấp cho dự án nhà ở

Ái Vân |

Các ngân hàng thương mại Nhà nước thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỉ đồng, với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà ở thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Người trẻ gặp nhiều áp lực khi rời trường đại học

Thanh Huyền |

Người ta thường nghĩ 22 - 25 tuổi là tự do nhất, còn trẻ, không nhiều gánh nặng như độ tuổi 30, sau 30... Nhưng thực tế, người trẻ có rất nhiều áp lực và luôn tự hỏi mình đã làm tốt chưa...

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Khởi tố, bắt giam Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình

TRUNG DU |

Bà Trần Kim Thúy (53 tuổi) - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình - vừa bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đánh thuế bất động sản thứ hai là bất hợp lý?

ĐÌNH TRƯỜNG - CAO NGUYÊN |

Nhiều ý kiến đánh giá, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai của TPHCM sẽ gây nhiều tác động tiêu cực tới thị trường; làm giảm tính thanh khoản và khiến nhà đầu tư nản lòng.

Giá căn hộ chung cư tăng cao, dân văn phòng khó khăn mua nhà

Minh Hương |

Thu nhập khoảng 9 -12 triệu đồng/tháng, nhiều dân văn phòng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Khi giá chung cư ngày một tăng cao, khả năng mua được căn hộ ở mức trung bình cũng ngoài tầm với của dân văn phòng.

Dành gói tín dụng 120.000 tỉ đồng lãi suất thấp cho dự án nhà ở

Ái Vân |

Các ngân hàng thương mại Nhà nước thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỉ đồng, với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà ở thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Người trẻ gặp nhiều áp lực khi rời trường đại học

Thanh Huyền |

Người ta thường nghĩ 22 - 25 tuổi là tự do nhất, còn trẻ, không nhiều gánh nặng như độ tuổi 30, sau 30... Nhưng thực tế, người trẻ có rất nhiều áp lực và luôn tự hỏi mình đã làm tốt chưa...