Người trẻ nên sống ưu tiên kinh nghiệm hay trải nghiệm?

Bảo Trân |

Liệu một người trẻ tuổi nên chọn sống kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm, tập trung vào công việc và phát triển sự nghiệp của mình hay ưu tiên trải nghiệm theo cảm xúc?

“Trải nghiệm” và “kinh nghiệm” là hai khái niệm có những điểm giống nhau nhất định. Một lối sống ưu tiên kinh nghiệm là tập trung phát triển sự nghiệp, cố gắng làm việc và trau dồi kiến thức một cách có kỷ luật. Trong khi trải nghiệm là lối sống dồn sức vào những thứ mà chỉ tuổi trẻ mới có được để không bỏ lỡ bất kỳ điều gì.

Tại sao nên ưu tiên trải nghiệm? Mỗi độ tuổi sẽ phù hợp với một công việc nhất định. Khi đang ở độ tuổi 20, nhiều người nghĩ mình nên đầu tư vào bản thân bằng những trải nghiệm, bằng việc mình dám đi, dám khám phá những cái mà sau này, khi đã không còn trẻ thì không thể cảm nhận được nữa. Việc tích lũy kinh nghiệm, lo lắng cho cuộc sống dài lâu là việc của sau này, sau 30 tuổi.

Thế nhưng, điều này lại đặt ra một câu hỏi nếu không nghĩ cho cuộc sống thì làm thế nào để có tiền, có thời gian để tận hưởng, trải nghiệm? Tiền và sự tự do là những thứ cần cố gắng mới có được. Đây là suy nghĩ mà nhóm người chọn kinh nghiệm thuyết phục rằng người trẻ phải tập trung sự nghiệp trước để có nền tảng và điều kiện để trải nghiệm được trọn vẹn.

Tuy nhiên, trải nghiệm và kinh nghiệm không phải là hai điều tách biệt và hoàn toàn đối lập với nhau. Có người lựa chọn đi song song trên cả hai con đường trải nghiệm và kinh nghiệm nhưng mỗi cá nhân lại có sự ưu tiên hơn một trong hai con đường chứ không bỏ hẳn điều gì để đi về hướng ngược lại. Nếu người ưa kinh nghiệm cảm thấy việc tận hưởng cuộc sống là điều thỉnh thoảng nên làm thì với người thích trải nghiệm, kiếm tiền không phải ưu tiên hàng đầu của họ.

Nếu tuổi trẻ chưa “trầy trật”, chưa cố gắng qua những công việc khác nhau thì liệu có cách nào để tìm ra công việc phù hợp với bản thân nhất? Câu trả lời của “hội” trải nghiệm là có. Nếu những năm 20 tuổi cứ đâm đầu vào công việc, dần dần con người họ sẽ trở nên nhàm chán và liệu những mục tiêu đặt ra những năm tháng tuổi trẻ đó có thực sự là điều họ muốn? Cách họ đi tìm “chân ái”, tìm ra công việc mình thực sự yêu thích là nhìn ngắm thế giới, khám phá và trải nghiệm.

Ngược lại, nếu chọn kinh nghiệm, những cố gắng của tuổi trẻ ở thời điểm hiện tại chính là nền móng cho sự thoải mái trong tương lai. Nếu năm 30 tuổi, những người chọn trải nghiệm bắt đầu lo cho cuộc sống, sự nghiệp thì “hội” kinh nghiệm sẽ có thể tận hưởng những thành quả mình đạt được nhờ những cố gắng trước kia.

Tại sao không rèn cho mình lối sống kỷ luật ngay từ bây giờ? Khi còn trẻ, “cơ bắp kỷ luật” cũng tương tự như cơ bắp trên cơ thể, càng bắt “nó” hoạt động thì “nó” mới càng khỏe mạnh, dẻo dai. Nếu những năm 20 tuổi, “cơ bắp kỷ luật” cứ thế trôi đi bởi thái độ thả lỏng với cuộc sống thì điều gì thuyết phục được bản thân năm 30 tuổi sẽ có thể “vực dậy” và đẩy mức kỷ luật bản thân lên mức tối đa?

Nhiều người thời thanh niên quá tập trung cho sự nghiệp đến nỗi bỏ lỡ nhiều thú vui của cuộc đời. Đến những năm 40, 50 tuổi, họ muốn trải nghiệm những thứ hồi trẻ chưa có cơ hội. Thế nhưng, ràng buộc về cuộc sống ở thời điểm hiện tại quá lớn, họ không thể bỏ mọi thứ để “đi chơi”.

Điều này phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người về niềm vui. Có người cảm thấy phải đi nhiều, chơi nhiều mới là vui nhưng cũng có người thấy vui với công việc hiện tại của mình.

Nếu có một quả táo một nửa đắng, một nửa ngọt, bắt buộc bạn phải ăn hết thì bạn sẽ chọn ăn phần nào trước? Có người chọn ăn phần đắng trước để khi ăn hết quả táo nó sẽ để lại vị ngọt sau cùng. Tuy nhiên, nhiều người chọn phần ngọt trước, đắng sau. Đây chính là cách một người muốn hưởng thụ và nhìn nhận cuộc đời. Vậy bạn sẽ chọn phần nào để ăn trước? Và đâu là câu trả lời của bạn cho câu hỏi nên sống theo trải nghiệm cảm xúc hay kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm?

Bảo Trân
TIN LIÊN QUAN

Trương Ngọc Ánh nói về quan điểm yêu người trẻ: Chỉ cần hạnh phúc là đủ

DI PY |

Theo đó trong "Gõ cửa trái tim", Trương Ngọc Ánh không ngại chuyện yêu người trẻ, cô khẳng định chỉ cần cả hai thấy hạnh phúc là đủ.

Nỗi niềm ra ở riêng của người trẻ độc thân Hàn Quốc

Hải Anh |

Park Yu-hui, 25 tuổi, một nhân viên văn phòng, sống một mình tại quận Jongno, trung tâm Seoul, Hàn Quốc. Cô đã chuyển ra khỏi nhà của bố mẹ ở Incheon, một thành phố cảng phía tây Seoul, đến một căn hộ studio rộng 17m2 vào tháng 7.2021 ngay sau khi tìm được việc làm.

Từ vụ nam sinh tự tử, người trẻ làm gì để vượt qua cảm xúc tiêu cực?

Bảo Trân |

Rạng sáng 1.4, một nam sinh lớp 10 ở Hà Đông (Hà Nội) đã tự tử ngay trước sự chứng kiến của bố. Sự việc khiến nhiều người trẻ nhìn lại mình và đặt ra câu hỏi làm thế nào để vượt qua cảm xúc tiêu cực?

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Trương Ngọc Ánh nói về quan điểm yêu người trẻ: Chỉ cần hạnh phúc là đủ

DI PY |

Theo đó trong "Gõ cửa trái tim", Trương Ngọc Ánh không ngại chuyện yêu người trẻ, cô khẳng định chỉ cần cả hai thấy hạnh phúc là đủ.

Nỗi niềm ra ở riêng của người trẻ độc thân Hàn Quốc

Hải Anh |

Park Yu-hui, 25 tuổi, một nhân viên văn phòng, sống một mình tại quận Jongno, trung tâm Seoul, Hàn Quốc. Cô đã chuyển ra khỏi nhà của bố mẹ ở Incheon, một thành phố cảng phía tây Seoul, đến một căn hộ studio rộng 17m2 vào tháng 7.2021 ngay sau khi tìm được việc làm.

Từ vụ nam sinh tự tử, người trẻ làm gì để vượt qua cảm xúc tiêu cực?

Bảo Trân |

Rạng sáng 1.4, một nam sinh lớp 10 ở Hà Đông (Hà Nội) đã tự tử ngay trước sự chứng kiến của bố. Sự việc khiến nhiều người trẻ nhìn lại mình và đặt ra câu hỏi làm thế nào để vượt qua cảm xúc tiêu cực?